Đi tiểu buốt và đau bụng dưới có bị sao không?
Bạn có triệu chứng đi tiểu buốt và đau bụng dưới xuất hiện một vài ngày gần đây, bạn lo lắng không biết mình đang mắc bệnh gì không, làm cách nào để điều trị nhanh nhất. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hướng giải quyết vấn đề cho đi tiểu buốt và đau bụng dưới.
1. Nguyên nhân gây đi tiểu buốt và đau bụng dưới
Đây là 2 triệu chứng phổ biến dễ mắc phải ở nữ giới, do cấu tạo giải phẫu cơ quan tiết niệu của nữ ngắn hơn so với nam nên việc nhiễm vi khuẩn hay bị viêm thường xuyên xảy ra hơn. So với nam giới thì tỉ lệ vị viêm đường tiết niệu và có triệu chứng đi tiểu buốt, đau bụng dưới ít hơn tuy nhiên có một thực tế rằng thời gian và mức độ nguy hiểm khi nam giới bị sẽ lâu hơn và nguy hiểm hơn so với nữ giới.
Nguyên chính gây ra tiểu buốt chủ yếu do việc nhiễm khuẩn đường tiết niệu hoặc một số bệnh lý khiến bạn đau bụng dưới vị trí gần bàng quang và thận, đường dẫn nước tiểu...
2. Đi tiểu buốt và đau bụng dưới có thể mắc bệnh gì?
Khi bạn có 2 triệu chứng này, bạn cần đánh giá kỹ hơn về lượng nước tiểu, số lần đi tiểu cùng một số triệu chứng khác kèm theo như có sốt cao, buồn nôn, mệt mỏi, nước tiểu có máu hay không, màu sắc nước tiểu ra sao... Đây là một số dấu hiệu và triệu chứng người bị cần quan sát và chú ý để khi gặp bác sĩ có thể miêu tả đúng, rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh hơn.
Một số bệnh phổ biến mà bạn có khả năng mắc nếu triệu chứng trên không thuyên giảm sau một số ngày bạn áp dụng biện pháp điều trị tại nhà như:
- Viêm bàng quang
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
- Sỏi đường tiết niệu
- Sỏi thận
- Hẹp niệu đạo
Nặng hơn có thể là ung thư bàng quang, ung thư vùng ngoài bàng quang...
3. Nên làm gì khi đi tiểu buốt và đau bụng dưới
Việc tự ý mua thuốc hay dùng thuốc kháng sinh nhiều quá sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng về sau. Có rất nhiều biện pháp điều trị tại nhà mà không cần dùng đến thuốc, hoàn toàn bằng chế độ ăn và lối sống có thể giúp triệu chứng giảm đi như:
- Uống đủ nước mỗi ngày: Mỗi ngày bạn nên cung cấp đủ 2 lít dịch vào cơ thể để cải thiện miễn dịch cũng như lọc thận, đuổi đi vi khuẩn, sinh vật có hại cho cơ thể qua nước tiểu. Đồng thời uống đủ nước cũng là để ngăn chặn những triệu chứng khác phát sinh.
- Ăn nhiều hoa quả chứa vitamin C: nên ăn nhiều hoa quả như bưởi, quýt, cam giàu vitamin C để cải thiện hệ miễn dịch, chống nhiễm trùng, bảo vệ cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ bị vật thể lạ xâm nhập.
- Uống mật ong với giấm táo: đây là một phương pháp khá phổ biến sử dụng cho những triệu chứng bị viêm nhiễm vi khuẩn. Bởi trong mật ong và giấm táo có chứa nhiều thành phần là chất chống oxy hóa giúp cơ thể miễn dịch tốt hơn.