Đi ngoài phân dẹt là bệnh gì?

Bạn có biết tình trạng phân sẽ nói lên vấn đề sức khỏe của chính bạn. Vậy đi ngoài phân dẹt là bệnh gì? đó có phải là biểu hiện của các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa hay không? Tham khảo bài viết dưới đây.

Đi ngoài phân dẹt là bệnh gì? Đi ngoài phân dẹt là bệnh gì?

Bạn có biết tình trạng phân sẽ nói lên vấn đề sức khỏe của chính bạn. Vậy đi ngoài phân dẹt là bệnh gì? đó có phải là biểu hiện của các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa hay không?

Đi ngoài phân dẹt là bệnh gì?

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của chính bạn, gây ra bệnh ung thư trực tràng hoặc đơn giản hơn là các khối u trực tràng. Liệu đi ngoài phân dẹt có phải là dấu hiệu của một trong các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa hay không?

Đi ngoài phân nhỏ dẹt là một bất thường trong hoạt động bài xuất của đường tiêu hóa, có thể gặp trong polyp đại trực tràng, ung thư đại trực tràng, lỵ amip, lỵ trực tràng, trĩ độ 3 - 4...

Nếu trường hợp bạn chỉ tiêu phân dẹt thoáng qua (1 - 2 lần), phân không nhầy máu, không sụt cân, không sốt về chiều, không táo bón kéo dài, sinh hoạt bình thường, gia đình không có ai bị ung thư đại tràng thì bạn có thể tạm yên tâm, phân dẹt đó có thể do tạo lập phân ít trong ngày do chế độ ăn.

Nhưng nếu tiêu phân nhỏ dẹt thường xuyên, hay tiêu phân dẹt kèm nhầy máu, cảm giác đi cầu lắt nhắt mỗi lần đi 1 ít thì cần phải khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa (thăm khám tổng quát, khám hậu môn, xét nghiệm phân, xét nghiệm máu, siêu âm ổ bụng, nội soi đại trực tràng...) để tìm ra nguyên nhân xử trí thích hợp kịp thời.

vicare.vn-di-ngoai-phan-det-la-benh-gi-body-1
Phân dẹt đó có thể do tạo lập phân ít trong ngày do chế độ ăn

Phân như thế nào là bình thường?

Thực sự không có một quy chuẩn nào cho vấn đề này mà khái niệm "Bình thường" là khác nhau ở từng cá thể. Tần suất đi, kết cấu, mùi của phân mà mỗi người có chính là trạng thái bình thường của người đó.

Quan điểm đi đại tiện hằng ngày là một trong những biểu hiện của sức khỏe tốt mà ta vẫn thường nghe là không chính xác. Có thể với người này đi vệ sinh 3 lần trong một ngày là bình thường, tuy nhiên với người khác nhu cầu đào thải của họ lại là 3 đến 4 lần trong một tuần đối với người không mắc các bệnh về tiêu hóa.

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với tần suất đi đại tiện mà còn đối với hình dáng, kích cỡ, kết cấu và mùi của phân. Bên cạnh những gì bạn ăn, việc tập thể dục, tình trạng giấc ngủ, uống nước, hormon, thời kỳ mãn kinh và thuốc bạn đang dùng đều có thể ảnh hưởng đến trạng thái của phân.

Để thuận tiện trong việc đánh giá mức độ bình thường của phân, các chuyên gia y tế sử dụng Bảng phân loại Bristol gồm 7 nhóm:

Loại 1: Phân cứng, dạng cục và rời rạc, giống các hạt đậu (biểu hiện của tình trạng táo bón)

Loại 2: Phân giống xúc xích nhưng có dạng cục dính

Loại 3: Phân giống xúc xích nhưng có nhiều vết nứt trên bề mặt

Loại 4: Phân giống xúc xích hoặc dạng con rắn, trơn và mềm

Loại 5: Phân có dạng viên tròn mềm với các góc cạnh rõ

Loại 6: Phân nhuyễn mịn, đường rìa rách nhiều chỗ, phân mềm xốp

Loại 7: Dạng lỏng hoàn toàn

Trong đó, loại 1 và 2 thể hiện tình trạng táo bón, loại 3 và 4 là phân lý tưởng, bình thường, dễ đại tiện và loại 5, 6,7 biểu hiện của tình trạng phân lỏng hay ỉa chảy.

Tình trạng táo bón xảy ra do ruột già tái hấp thu nước từ phân khi chúng di chuyển trong lòng ruột. Sự giảm vận động - do cơ vòng hậu môn có vấn đề hoặc do chế độ ăn nghèo chất xơ - làm cho phân ở lại trong lòng ruột già lâu hơn, bị mất nước nhiều hơn, do đó làm cho phân cứng lại và gây ra tình trạng táo bón.

Chế độ ăn giàu chất xơ có tác dụng chống táo bón bởi chất xơ giúp giữ nước khiến phân không bị rời rạc mà kết lại, mềm hơn và do đó dễ ra ngoài hơn.

Bên cạnh đó, việc cơ thể bị thiếu nước, không được dung nạp thực phẩm, sự phát triển quá mức của hệ vi khuẩn và nấm men đường ruột hay tiêu thụ quá mức thịt đỏ và rượu cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng táo bón.

vicare.vn-di-ngoai-phan-det-la-benh-gi-body-2

Trái lại có những người bị tiêu chảy thường xuyên đến mức họ không nhận ra. Nếu tối thiểu 75% số lần đại tiện ra phân lỏng mềm điều đó có nghĩa bạn đã bị tiêu chảy mạn.

Một số nguyên nhân gây ra tình trạng này như sự phát triển quá mức của hệ vi khuẩn và nấm men ruột già, không dung nạp thực phẩm, ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo, khả năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng kém.

Như vậy, đi ngoài phân dẹt nếu trong tình trạng kéo dài rất có thể là biểu hiện của các bệnh liên quan đến tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích, ung thư trực tràng. Do đó bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn.

Xem thêm:

  • Cách điều trị chứng táo bón tại nhà
  • Cách điều trị bệnh tiêu chảy kéo dài ở trẻ nhỏ
  • Nam giới đi ngoài phân lỏng có khi toàn nước lại có mùi tanh là bệnh gì?