Để trở thành bạn của trẻ tự kỷ, bố mẹ phải biết những điều này
Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng việc chăm sóc con cái và chứng kiến được sự thay đổi từng ngày của con trẻ, tuy nhiên đâu đó vẫn có những trường hợp ngoại lệ. Bố mẹ phải vất vả, lo lắng và gặp muôn vàn khó khăn khi con mắc phải hội chứng tự kỷ. Lúc này, với họ việc nuôi con khôn lớn là cả một quá trình khó khăn mà không gì có thể so sánh được.
Để trở thành bạn của trẻ tự kỷ, bố mẹ phải biết những điều này
Điều cha mẹ hi vọng chỉ đơn giản là con họ có thể phát triển một cách tốt đẹp hơn, sống tốt hơn như những bạn bè cùng trang lứa. Để làm được điều đó, bạn cần phải học cách trở thành bạn của trẻ tự kỷ.
Tạo ra một môi trường nhất quán
Hiện nay để tốt nhất cho việc phục hồi ở trẻ mắc bệnh tự kỷ, bố mẹ thường hay tìm những địa chỉ chăm sóc và dạy trẻ tự kỷ chuyên nghiệp để nhằm giúp con thoát khỏi "không gia" riêng của bản thân. Cũng chính vì thế mà có khi đây lại là điều tiêu cực đối với con bạn, bởi trẻ mắc bệnh tự kỷ thường phải mất 1 thời gian dài để có thể thích nghi được với những gì mình vừa được. Nên việc phải chuyển từ một bối cảnh này sang một bối cảnh khác, từ trường học về nhà sẽ tạo cho trẻ cảm giác "lạ lẫm" và không nhất quán. Vì vậy nếu bố mẹ trở thành bạn của trẻ tự kỷ là hãy tạo ra một môi trường giống nhau cho trẻ , đây sẽ là cách tốt nhất để củng cố những gì mà các bé học được.
Tiếp theo điều mà bố mẹ cần làm, đó là cố định một thời gian biểu cho các bé. Vì trẻ tự kỷ thường đạt kết quả tốt nhất khi làm theo một thời gian biểu cố định. Nên việc tạo ra một thời gian biểu cho trẻ với các khung giờ không thay đổi cho các bữa ăn, giờ trị liệu, giờ học ở trường và giờ đi ngủ.
Giúp con cảm thấy mình được an toàn
Hầu hết các trẻ tự kỷ thường muốn sống trong thế giới riêng của mình, không muốn giao tiếp hay trò chuyện cùng ai. Chính vì điều này, mà con bạn có thể bị tổn thương bất cứ lúc nào đối với những điều mà bé cho là "nguy hiểm". Đơn giản đó chỉ là một vài tiếng ồn, hay mỗi khi có người chạm vào cơ thể... cũng khiến bé cảm thấy sợ hãi và khó chịu.
Chính vì thế bố mẹ nên cố gắng dành riêng ra một không gian riêng tư trong nhà để con có thể thư giãn và cảm thấy an toàn. Nếu cần thiết, bạn sẽ phải sắp xếp và tạo ra môi trường sống mà con cảm thấy hài lòng và có thể hiểu được. Hãy quan sát các cử chỉ, hành vi của con về môi trường xung quanh để biết con thích gì và không thích gì.
Kiên nhẫn ở bên con để trở thành bạn của trẻ tự kỷ
Để trở thành bạn của trẻ tự kỷ cần phải có một sự kiên nhẫn rất lớn, bởi trẻ rất chậm và ngại giao tiếp. Và nếu bạn là những ông bố, bà mẹ tuyệt vời thì chắc chắn sẽ không có gì là không thể.
Tuy nhiên bạn cũng nên chuẩn bị tâm lý trước, vì khoảng thời gian dạy cho những bé tự kỷ thường vất vả hơn rất nhiều so với một đứa bé bình thường. Từ việc tập cho con nói, giao tiếp cùng con, cho đến sinh hoạt cá nhân hàng ngày... Đôi lúc sẽ khiến các bậc phụ huynh cảm thấy chán nản, hoặc thậm chí là tức giận và quát mắng trẻ.
Thế nhưng, bằng tình yêu thương của bậc sinh thành bạn hãy tạm gác lại sự mệt mỏi của bản thân mà nghĩ rằng con yêu đang phải sống trong một thế giới chỉ có mình bé. Hãy cố gắng làm tốt nhất những gì có thể, để bên cạnh chăm sóc và bù đắp cho các con.
Một số gợi ý để giúp bố mẹ trở thành bạn của trẻ tự kỷ
Việc đồng hành để trở thành bạn của trẻ tự kỷ, không hế đơn giản. Trước tiên bạn phải hiểu trẻ cần gì, muốn gì và đặc biệt là nắm bắt được ngôn ngữ của các bé. Vì vậy trước tiên hãy thử giao lưu với trẻ qua những thứ mà trẻ yêu thích, thường là các món đồ chơi, các trò chơi. Hãy chơi cùng với con mọi lúc, mọi nơi, và qua đó bạn dạy con ngôn ngữ giao tiếp. Bố mẹ có thể áp dụng những gợi ý sau đây:
- Chơi với bé trò chi chi chành chành: Bố mẹ đọc bài đồng giao “chi chi chành chành” và chỉ cho trẻ rút tay ra khi mẹ nói đến từ cuối là “Ụp”. Đến khi bạn thấy trẻ đã quen với bài đồng giao này và có thể lẩm nhẩm đọc theo bạn thì hãy đổi vai để trẻ phát triển ngôn ngữ hơn.
- Chơi đoàn tàu: Bạn nói “xình xịch xình xịch” ... thì dạy con nói: “tu ... tu”
- Ú òa: Bạn nói “ú” thì con nói “òa”
Tất cả những thứ ấy bạn lặp lại để con nói hàng trăm lần mỗi ngày, như thế là luyện cơ quan phát âm cho con. Hãy chỉ cho bé biết về tên gọi trên bộ phận cơ thể của mình, sau đó bạn và con soi gương vừa chỉ vừa gọi tên các bộ phận như: mắt, mũi, miệng, tai, tay... Tóm lại giai đoạn này, bố mẹ cần tập trung dạy con nói thông qua những cuộc trò chuyện, những trò chơi hàng ngày. Như vậy con sẽ có cơ hội nói ra nhiều lần trong ngày, đừng cố gắng bắt trẻ phải nói và phải biết quá nhiều từ. Có khi 1 từ được lặp đi lặp lại vài chục lần, cũng đã là một sự thành công của bạn trên con đường trở thành bạn của trẻ tự kỷ.