Dây thun niềng răng có tác dụng gì?
Niềng răng là một kỹ thuật làm đẹp hàm răng, và không còn xa lạ gì với nhiều người. Tuy nhiên, có những bạn khi niềng răng cần phải đeo dây thun, có những bạn thì không. Vậy dây thun niềng răng có tác dụng gì?
Dây thun niềng răng có tác dụng gì?
Niềng răng là một kỹ thuật làm đẹp hàm răng, và không còn xa lạ gì với nhiều người. Tuy nhiên, có những bạn khi niềng răng cần phải đeo dây thun, có những bạn thì không. Vậy dây thun niềng răng có tác dụng gì?
Các bộ phận của niềng răng
Niềng răng là kỹ thuật nha khoa phổ biến giúp điều chỉnh răng về đúng vị trí, giúp cho hàm răng đều đặn, khớp cắn chuẩn xác và nụ cười đẹp hơn. Các dụng cụ được nha sĩ sử dụng khi điều chỉnh hàm răng là:
- Các mắc cài: là các miếng kim loại hình vuông được gắn trực tiếp vào răng.
- Dây cung: nối các mắc cài lại với nhau. Khi gắn vào khung, dây cung sẽ cung cấp lực giúp di chuyển răng.
- Dây buộc ligature: là các dải cao su nhỏ được bọc xung quanh niềng răng cá nhân để giữ dây cung ở nguyên vị trí. Trong quá trình điều trị, bác sĩ chỉnh hình sẽ thay đổi chúng mỗi khi dây được thắt chặt hoặc niềng răng được điều chỉnh.
Ngoài ra, trong một số trường hợp, người niềng răng sẽ phải cài dây thun liên hàm, tức là dây thun căng từ hàm trên xuống hàm dưới. Vậy thì loại dây thun niềng răng này có tác dụng gì?
Dây thun niềng răng có tác dụng gì?
Dây thun liên hàm là một loại dây thun có độ đàn hồi tốt, được mắc từ hàm trên xuống hàm dưới. Dây thun này sẽ tạo ra một lực nhỏ giúp dần dần điều chỉnh răng theo hướng mong muốn. Các trường hợp thường hay phải sử dụng dây thun là khi người niềng răng có những chiếc răng khểnh, răng mọc lệch hẳn ra khỏi đường cung chuẩn của hàm răng. Dây thun còn có tác dụng điều chỉnh khớp cắn sâu hoặc khớp cắn ngược. Nếu sử dụng dây thun thường xuyên, bạn không chỉ có hàm răng đẹp theo ý muốn, mà còn giảm thời gian phải niềng răng.
Tuy sử dụng dây thun có nhiều lợi ích, nhưng không phải trường hợp nào cũng cần đeo dây thun liên hàm. Việc sử dụng dây thun hay không tùy thuộc vào phác đồ điều trị và tình trạng hàm răng của bạn. Bạn cần làm theo chỉ dẫn của bác sĩ về việc có cài dây thun hay không.
Lưu ý khi dùng dây thun
Dây thun liên hàm khiến cho miệng khó há to được. Vì vậy, bạn có thể tháo bỏ chun mỗi bữa ăn và đeo lại sau đó. Không nên há miệng quá to nếu đang đeo dây thun, vì dây có thể bị đứt và bật vào miệng, gây đau đớn. Đối với một số người, bác sĩ chỉ định dùng chun vào ban đêm thì không cần phải lo lắng về vấn đề này. Mỗi khi tháo chun và đeo chun mới, bạn cần phải rửa tay thật sạch sẽ.
Tùy vào chỉ định của bác sĩ, bạn nên thay dây thun hằng ngày, bởi dây thun dễ bị mài mòn, mất độ đàn hồi, dẫn đến kém hiệu quả. Bạn nên tháo dây thun mỗi khi vệ sinh răng miệng và mắc cài. Ngoài ra, bạn nên giữ bên mình một vài chiếc thun dự phòng, đặc biệt nếu phải đi ra ngoài, phòng trường hợp thun kéo bị đứt và bạn phải thay dây thun.
Xem thêm:
- Niềng răng ở đâu tốt trong khu vực Đống Đa, Hà Nội?
- Niềng răng ẩn chứa nhiều nguy cơ hơn bạn tưởng
- Những thực phẩm cần tránh ăn khi niềng răng