Dậy thì sớm ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao của trẻ?

Có nhiều trẻ thường dậy thì sớm hơn bình thường, nhiều phụ huynh cho đây là hiện tượng bình thường, thậm chí còn có quan niệm sai lệch rằng: dậy thì sớm chứng tỏ trẻ phát triển sớm. Trên thực tế, hiện tượng dậy thì sớm ở trẻ có thể gây ra những nguy cơ cho trẻ, thậm chí còn ảnh hưởng đến việc phát triển chiều cao của trẻ.

Dậy thì sớm ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao của trẻ? Dậy thì sớm ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao của trẻ?

Bài viết sau, HoiBenh sẽ giải đáp thắc mắc dậy thì sớm ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao của trẻ.

Giai đoạn dậy thì ở trẻ:

Theo các chuyên gia y tế, dậy thì là giai đoạn chuyển tiếp giữa trẻ em và người lớn, giai đoạn này sẽ có những sự phát triển thay đổi về mặt tâm – sinh lí. Đặc điểm dễ nhận biết nhất là: bé gái sẽ có kinh nguyệt còn bé trai là bị xuất tinh (mộng tinh) lần đầu tiên, thể hiện cả hai bắt đầu có khả năng sinh sản. Thường giai đoạn dậy thì sẽ bắt đầu tính từ ngày đó.

Ở bé gái: Thông thường tuổi dậy thì ở bé gái bắt đầu từ 10 - 12 tuổi, với các đặc điểm như vú và mông phát triển, có xuất hiện lông nách, lông mu, tử cung của bé to ra... và bắt đầu có kinh nguyệt.

Ở bé trai: Tuổi dậy thì ở bé trai muộn hơn, bắt đầu từ 12 - 14 tuổi với các đặc điểm như vai nở nang, bể tiếng, bé có xuất hiện râu và lông mu, cơ quan sinh dục cũng to ra... Và có hiện tượng xuất tinh về đêm.

Cũng theo các nhà khoa học thì trong giai đoạn này, ở nữ có sự tăng tiết các nội tiết tố sinh dục như estrogen, ở nam có sự tăng testosteron và cả hai đều có sự tăng vọt về chiều cao. Vì thế cho nên nhiều bố mẹ khi thấy bé dậy thì sớm, chiều cao tăng lên thì thấy vui mừng và nghĩ rằng bé nhà mình phát triển hơn các bé cùng lứa, tuy nhiên lại không biết được rằng dậy thì sớm ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao của trẻ.

vicare.vn-day-thi-som-anh-huong-den-qua-trinh-phat-trien-chieu-cao-cua-tre-body-1

Hiện tượng dậy thì sớm ở trẻ:

Đây là hiện tượng bé gái dậy thì xuất hiện ở bé gái trước 8 tuổi và bé trai trước 9 tuổi. Điều này khiến trẻ thường sớm ngưng phát triển chiều cao và tuổi mãn kinh sau này của các em nữ cũng đến sớm hơn bình thường.

Nguyên nhân của hiện tượng dậy thì sớm:

Trẻ bị béo phì: Theo các chuyên gia chính sự tích tụ mỡ ở cơ thể đã gây nên sự rối loạn chuyển hóa nội tiết tố trong cơ thể trẻ.

Do chế độ ăn uống: Nguyên nhân này xuất phát tử nguồn thức ăn trẻ ăn hằng ngày, hiện nay nguồn thực phẩm trẻ được bố mẹ cho ăn hằng ngày phần nhiều là thức ăn công nghiệp. Theo nghiên cứu y tế, trong thức ăn công nghiệp người ta thường kích thích tăng trưởng bằng hormon tăng trưởng, điều này ảnh hưởng tới trẻ và làm trẻ dậy thì sớm hơn.

Ảnh hưởng của phim ảnh người lớn: Đây cũng là một nguyên nhân khiến trẻ dậy thì sớm hơn. Theo các nhà nghiên cứu, khi trẻ tiếp cận tới những hình ảnh nóng, phim người lớn ... sẽ khiến trẻ bị kích thích dây thần kinh, đẩy nhanh quá trình chín ở hệ viền của não – đây là vùng quyết định sự dậy thì của trẻ.

Chế độ nghỉ ngơi: Xã hội hiện đại, trẻ được tiếp xúc nhiều với các đồ công nghệ như chơi điện tử, xem ti vi quá nhiều, các sóng điện từ phát ra từ đồ công nghệ cũng được đánh giá là có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, là nguyên nhân làm trẻ có quá trình dậy thì sớm.

Bệnh lí gây ra khiến trẻ bị dậy thì giả: Ngoài những nguyên nhân khách quan trên thì dậy thì sớm còn xuất phát từ chính cơ thể bé, do một số bệnh lý như u não gây tăng tiết hormone tuyến sinh dục, u nang buồng trứng, u tuyến thượng thận hoặc tăng sản thượng thận bẩm sinh.

vicare.vn-day-thi-som-anh-huong-den-qua-trinh-phat-trien-chieu-cao-cua-tre-body-2

Béo phì cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ dậy thì sớm

Dậy thì sớm làm giảm chiều cao của bé:

Theo các bác sĩ, dậy thì sớm ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao của trẻ. Cụ thể, dậy thì sớm thường tiết ra các hormone kích hoạt sự phát triển xương khiến trẻ cao lên rất nhanh, tuy nhiên các đầu xương sau đó nhanh chóng đóng lại khiến trẻ không tiếp tục cao thêm được nữa. Đây chính là nguyên nhân những trẻ dậy thì sớm thường không cao bằng các bạn cùng lứa.

Ngoài ra, dậy thì sớm còn có thể khiến bé dễ bị sốc, dễ bị tự kỉ, mắc chứng trầm cảm, tâm trạng không ổn định, luôn dễ cáu gắt, thích thể hiện cái tôi, dễ mắc sai lầm, thậm chí trẻ còn đua đòi theo những việc làm xấu, có nhu cầu tình dục theo bản năng chứ chưa nhận thức được nên dễ bị kẻ xấu lợi dụng.

Biện pháp khắc phục:

- Nếu mẹ thấy con có dấu hiệu dậy thì sớm thì tốt nhất nên đưa bé đi khám sớm nhất có thể, tránh khi xương đã đóng lại thì rất khó cải thiện.

- Điều chỉnh ăn uống phù hợp: Mẹ chú ý hạn chế cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, và cần đảm bảo lượng dung nạp của protein, khuyến khích trẻ ăn nhiều rau xanh. Mỗi ngày nên cho trẻ uống 500ml sữa.

Tăng cường hoạt động thể dục thể thao: Có nhiều môn thể thao có thể giúp cải thiện chiều cao của bé như: bơi lội, bóng rổ, bóng chuyền, nhảy dây, nhảy xa, đạp xe đạp... Mẹ nên khuyến khích bé thử để có được chiều cao lý tưởng. Đồng thời mẹ cũng nên tránh để bé mang vác vật nặng.

Đảm bảo ngủ đầy đủ: Mỗi ngày cần ngủ đủ 8-9 tiếng để đảm bảo tuyến yên ban đêm tiết ra đủ hormone phát triển, bởi vì theo các bác sĩ hormone phát triển có tác dụng thúc đẩy quan trọng giúp cơ thể trẻ nhanh chóng phát triển chiều cao.

Dậy thì sớm ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao của trẻ, vì thế HoiBenh khuyên mẹ nên để ý khi trẻ có các dấu hiệu dậy thì sớm nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ, đồng thời sử dụng những biện pháp trên để có thể giúp bé cải thiện chiều cao một cách tốt nhất.