Dây rốn tràng hoa quấn cổ 1 vòng tuần 29 có nguy hiểm không?

Dây rốn quấn cổ - tràng hoa là hiện tượng khá nhiều bà mẹ bầu gặp phải. Tình trạng này sẽ làm cho quá trình vận chuyển máu, dinh dưỡng nuôi thai nhi bị cản trở, nếu dây rốn quá chặt thai nhi có thể bị thiếu oxy. Vậy dây rốn tràng hoa quấn cổ 1 vòng tuần 29 có nguy hiểm không?

Dây rốn tràng hoa quấn cổ 1 vòng tuần 29 có nguy hiểm không? Dây rốn tràng hoa quấn cổ 1 vòng tuần 29 có nguy hiểm không?

Dây rốn tràng hoa quấn cổ là gì?

Dây rốn quấn cổ thai nhi hay còn gọi là hiện tượng tràng hoa quấn cổ quanh thai nhi, dây rốn có thể quấn một vòng hoặc nhiều vòng.

Bình thường chiều dài trung bình của dây rốn khoảng 56cm. Một số trường hợp dây rốn có thể dài hơn hoặc ngắn hơn.

Dây rốn có chức năng cung cấp oxy và dinh dưỡng, truyền chất kháng sinh khi người mẹ dùng sang người thai nhi. Bởi kháng sinh sẽ ngấm vào mạch máu của người mẹ. Dây rốn sẽ vận chuyển các mạch máu có chứa kháng sinh từ mẹ tới bào thai. Đồng thời, dây rốn nhận chất đào thảo từ bài thai ra nhau thai.

Chính vì thế mà mạch máu bên trong bào thai rất giàu dinh dưỡng, giàu oxy, sạch khuẩn.

Tại sao có hiện tượng tràng hoa quấn cổ ở thai nhi?

  • Thai nhi ở trong bụng mẹ không ổn định. Em bé luôn lăn tròn, vận động thường xuyên trong không gian nhỏ bé là tử cung của mẹ. Nhưng mỗi em bé lại có một đặc điểm và hành động khác nhau. Đa số là nhẹ nhàng, một số vận động nhiều , mạnh. Hoạt động của trẻ như duỗi chân tay, quay vòng tròn... dẫn đến sự vướng víu. Chính sự vướng víu của dây rốn có liên quan đến độ dài dây rốn và lượng nước ối. Từ những tháng giữa thai kỳ, bé đã biết cầm nắm, nghịch với dây rốn. Điều này khiến dây rốn vô tình quấn quanh cổ trẻ 1 vòng hay nhiều vòng.
  • Một dây rốn sẽ có độ dài trung bình 56cm, một số trẻ có dây rốn dài hơn. Dây rốn càng dài thì nguy cơ quấn cổ càng cao.
  • Một số bất thường về nước ối cũng có thể dẫn đến hiện tượng này, mẹ bầu lao động nhiều mệt nhọc, thai nhi sẽ có xu hướng quay đầu xuống dưới dẫn đến hiện tượng dây rốn quấn quanh thai nhi. Dây rốn ban đầu cuộn lỏng sau đó sẽ chặt hơn.

Đây là nguyên nhân khiến dây rốn bị tràng hoa quấn cổ, mẹ cần tìm hiểu để phòng tránh.

vicare.vn-day-ron-trang-hoa-quan-co-1-vong-tuan-29-co-nguy-hiem-khong-body-1

Dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 29 có nguy hiểm không?

Bị tràng hoa quấn cổ 1 vòng tuần 29 hay những thời điểm khác đều ít gây nguy hiểm, mẹ vẫn có thể sinh thường. Tuy nhiên mẹ bầu vẫn cần ghi nhớ:

Đối với thai nhi

Khi thai nhi bị dây rốn quấn quanh cổ, quá trình vận chuyển máu và dinh dưỡng nuôi thai nhi sẽ bị ảnh hưởng. Vì thế trẻ sẽ có nguy cơ nhẹ cân, thiếu máu hoặc tử vong trong bụng mẹ. Theo các chuyên gia sản khoa, có khoảng gần 30% thai nhi có dây rốn nằm ở vùng cổ, một số trường hợp sẽ tự tháo khi thai nhi chuyển động trong bụng mẹ, một số khác dây rốn sẽ quấn cổ cho đến lúc sinh.

Một vài trường hợp dây rốn quấn cổ gây nguy hiểm cho thai nhi nhưng trường hợp này rất hiếm. Để biết được thai nhi có ổn định sức khỏe không, thì có thể xác định bằng lượng máu đi qua dây rốn.

Nguy cơ khi vượt cạn

Khi thai phụ chuyển dạ, dây rốn quấn có thể khiến thai nhi bị treo trên cao hơn, khó có thể lọt qua cổ tử cung để ra ngoài. Vì thế nếu mẹ bầu đi siêu âm phát hiện dây rốn quấn cổ thì mẹ cần đến bác sĩ theo dõi chặt chẽ, thăm khám định kỳ.

Nguy cơ với bé sau khi chào đời

Trẻ bị dây rốn quấn cổ nếu được bác sĩ xử lí kịp thời thì hiện tượng này sẽ không gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh. Nhưng nếu dây rốn quấn quá chặt trẻ có thể bị thiếu oxy. Vì thế với những trẻ bị tràng hoa quấn cổ, sau khi sinh nếu phát hiện trẻ co giật, chân tay run cần phải đi khám ngay lập tức.

Có một số trường hợp thai nhi ở tuần 18 -25 bị dây rốn quấn cổ sau đó sẽ trở lại bình thường.

Một số trường hợp khác, thai nhi càng lớn, cử động càng nhiều hơn thì dây rốn sẽ quấn thêm vài vòng. Khi đó sẽ không có cách nào có thể gỡ ra. Vì thế các mẹ cần theo dõi từng cử động của thai nhi, thai đột ngột đạp mạnh hoặc đạp yếu thì phải đến Bệnh viện để kiểm tra.

Kinh nghiệm dân gian có truyền tai, dùng tay xoa bụng bầu nhiều để tháo tràng hoa quấn cổ là phản khoa học. Khi xoa bụng bầu nhiều có thể khiến cơn co tử cung nhiều hơn, đặc biệt ở hai tháng cuối có thể thúc đẩy dọa sinh sớm. Việc thai nhi bị tràng hoa quấn cổ sẽ gây khó khăn khi sinh thường, nếu siêu âm bác sĩ thấy có hiện tượng tràng hoa quấn cổ sẽ chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Làm thế nào để phòng ngừa tràng hoa quấn cổ?

vicare.vn-day-ron-trang-hoa-quan-co-1-vong-tuan-29-co-nguy-hiem-khong-body-2
Mẹ bầu cần tránh xa thuốc lá rượu, bia hoặc những chất kích thích khác

  • Để giảm nguy cơ trẻ bị dây rốn quấn cổ mẹ cần phải ăn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng, tránh xa thuốc lá rượu, bia hoặc những chất kích thích khác.
  • Lựa chọn một số môn thể thao vận động nhẹ nhàng như bơi lội, yoga, đi bộ. Không nên làm việc và thực hiện một số bài tập nặng. Tránh tập thể thao trong môi trường quá ồn ào.
  • Cuộc sống sinh hoạt điều độ, thai phụ cần phải được nghỉ ngơi, không nên thức đêm hoặc bị căng thẳng, mệt mỏi.
  • Trong quá trình thai giáo cho trẻ, nên chọn những giai điệu âm nhạc nhẹ nhàng, nhịp điệu không quá mạnh, âm thanh không quá lớn và không cho trẻ nghe trong thời gian dài.

Xem thêm:

  • Bà bầu với tay lên cao có làm bé bị dây rốn quấn cổ không?
  • 7 thực phẩm tốt cho mẹ bầu và thai nhi hơn cả thuốc bổ
  • Mẹ bầu uống gì sẽ gây nguy cơ 87% con bị tự kỉ