Dây rốn 2 mạch máu có nguy hiểm đến thai nhi hay không

Được làm mẹ là thiên chức của mỗi người phụ nữ, mang thai là một giai đoạn hạnh phúc nhưng cũng đầy lo lắng. 9 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn người mẹ phải đối diện với nhiều biến cố về sức khỏe ảnh hưởng đến mẹ và bé, một trong số đó là tình trạng dây rốn 2 mạch máu. Vậy tình trạng dây rốn 2 mạch máu có ảnh hưởng đến thai nhi không và sức khỏe của cả mẹ và bé cần được kiểm soát như thế nào để tránh rủi ro cho thai nhi sau này,.. bạn đọc có thể tham khảo thông tin bên bài viết bên dưới.

Dây rốn 2 mạch máu có nguy hiểm đến thai nhi hay không Dây rốn 2 mạch máu có nguy hiểm đến thai nhi hay không

Tìm hiểu về dây rốn

Dây rốn là đoạn nối giữa da bụng của thai nhi với bánh nhau thai của mẹ, có nhiệm vụ là đường dẫn truyền cung cấp máu và chất dinh dưỡng cho thai nhi cũng như vận chuyển chất thải ra khỏi cơ thể. Thông thường dây rốn có 3 mạch máu:

  • 1 tĩnh mạch: Vận chuyển oxi và chất dinh dưỡng đến thai nhi.
  • 2 động mạch: Đưa chất thải của thai nhi trở về lại nhau thai và máu của mẹ.
Trẻ sơ sinh bị thâm quầng mắt là dấu hiệu mắc bệnh gì?

Dây rốn 2 mạch máu là gì?

Dây rốn bắt đầu hình thành từ tuần thứ 5 sau khi thụ thai và có chiều dài trung bình 56 – 61cm ở tuần thứ 28 của thai kỳ. Thông thường dây rốn có 3 mạch máu đảm nhận chức năng khác nhau, trong một số trường hợp, dây rốn chỉ có chứa 2 mạch máu - một tĩnh mạch (mang máu giàu 0xy) và một động mạch (mang máu nghèo oxy) với đường kính ngang nhau. Đây là tình trạng dây rốn 2 mạch (Two Vessel Umbilical Cord) và thường không có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cho đến khi được chẩn đoán thông qua siêu âm.

Tình trạng dây rốn 2 mạch máu có phổ biến không?

1% mẹ đơn thai có khả năng mắc biến chứng này, tỷ lệ này sẽ tăng lên 5% khi mang đa thai.

Yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng dây rốn có 2 mạch máu:

  • Mẹ là phụ nữ da trắng.
  • Phụ nữ mang thai trên 40 tuổi.
  • Phụ nữ mang đa thai.
  • Mẹ bị đái tháo đường.
  • Nếu thai nhi là bé gái có nguy cơ bị ảnh hưởng nhiều hơn là bé trai.

Xét nghiệm xác định tình trạng dây rốn 2 mạch máu: Siêu âm quan sát mạch máu dây rốn

Em bé có thể hoàn toàn khỏe mạnh nếu trong thời gian mang thai được chăm sóc cẩn thận

Dây rốn có 2 mạch máu có nguy hiểm đến thai nhi không?

Dây rốn 2 mạch máu hay còn được gọi là động mạch rốn duy nhất thường sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến việc mang thai, có khoảng 80% số trường hợp thai nhi phát triển hoàn toàn bình thường , nhưng cũng có 20% số ca ghi nhận các dị tật bẩm sinh có liên quan như: dị tật về hệ tiết niệu , tim mạch , thần kinh, sinh dục, cơ xương khớp,.. đặc biệt cần chú ý đến các dị tật bẩm sinh ở buồng tim trái và các bất thường về NST ( Trisomy 18 , Trisomy 9,...). Do đó việc khảo sát các bất thường của thai nhi (đặc biệt dị tật tim bẩm sinh chú ý buồng tim trái ) trong dây rốn 2 mạch máu là rất quan trọng, các bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ quá trình phát triển thận và tim của bé, thậm chí yêu cầu siêu âm tim thai ở giai đoạn giữa của thai kỳ nhằm đảm bảo an toàn cho bé. Kết quả tiên lượng tốt nếu không có bất kì dị tật bẩm sinh nào thì tình trạng này là hoàn toàn vô hại với thai kỳ và bé gần như được sinh ra khỏe mạnh, nhưng ngược lại nếu có kèm theo các dị tật bẩm sinh khác thì tiên lượng xấu và cần tiến hành chọc ối làm NST đồ để đánh giá sự bất thường về NST.

Tình trạng dây rốn 2 mạch máu có nghĩa là chỉ có một động mạch cơ thể đảm nhận chức năng của 2 động mạch để duy trì sức khỏe dinh dưỡng cho thai nhi. Tuy nhiên cần theo dõi sát sự phát triển của bé, tiến hành một số xét nghiệm chuyên sâu hơn, bao gồm chụp và quét thêm nhiều hình ảnh rõ hơn

Tình trạng dây rốn 2 mạch máu không làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Down ở trẻ sơ sinh nhưng một số ý kiến trước đây.

Những điều cần lưu ý khi được chẩn đoán tình trạng dây rốn 2 mạch

Điều đầu tiên là mẹ bầu nên bình tĩnh và không quá lo lắng, đi khám thai thường xuyên hơn để theo dõi quá trình phát triển của thai nhi. Phương pháp siêu âm Doppler màu để khảo sát kỹ hơn về hệ tim mạch tránh dị tật bẩm sinh ở tim thai, xét nghiệm tốt nhất nên được thực hiện vào tuần 18 - 22 của thai kỳ ( đây cũng là mốc khảo sát của Tam Cá Nguyệt II ( Quý II ). Các xét nghiệm thường quy và sàng lọc trước sinh định kỳ, đầy đủ có thể phát hiện được khoảng 62% những bất thường về tim.

Ăn uống đầy đủ chất và không có kiên cử đặc biệt nào

Ngoài ra, những trẻ sinh ra trong tình trạng này thường dễ mắc các bệnh liên quan đến thận. Do đó, bạn nên thường xuyên đưa bé đi khám sức khỏe sau khi sinh.

Xem thêm :

  • Lý do không nên cắt dây rốn cho trẻ ngay lập tức sau sinh
  • Sinh con không cắt dây rốn: Lợi hay hại?
  • Dây rốn quấn cổ thai nhi 1 vòng có sao không?