Đau rát vùng kín khi mang thai 3 tháng đầu, nguyên nhân tại sao?
Trong quá trình mang thai, mẹ bầu thường gặp phải tình trạng đau vùng kín trong 3 tháng đầu. Hiện tượng này làm cho không ít mẹ bầu hoang mang, lo lắng về tình trạng sức khỏe của mình và nó có ảnh hưởng đến thai nhi hay không. Trên thực tế có nhiều tác nhân gây nên hiện tượng đau rát vùng kín trong khi mang thai 3 tháng đầu
Đau rát vùng kín khi mang thai 3 tháng đầu, nguyên nhân tại sao?
Trong quá trình mang thai, mẹ bầu thường gặp phải tình trạng đau vùng kín trong 3 tháng đầu. Hiện tượng này làm cho không ít mẹ bầu hoang mang, lo lắng về tình trạng sức khỏe của mình và nó có ảnh hưởng đến thai nhi hay không.
Trên thực tế có nhiều tác nhân gây nên hiện tượng đau rát vùng kín trong khi mang thai 3 tháng đầu, vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì?
Đau rát vùng kín do Nấm Candida
Một trong những nguyên nhân lớn nhất khi mang thai 3 tháng đầu mẹ bầu thường đau rát vùng kín là do nấm Candida tăng sinh quá mức. Trong giai đoạn đầu, cơ thể mẹ bầu sẽ tăng số lượng hormone đáng kể, đặc biệt là hàm lượng estrogen và progesterone. Khi 2 loại hormone này phát triển nhanh sẽ làm cho “môi trường âm đạo” không giữ được cân bằng, tạo điều kiện thuận tiện cho Nấm Candida sinh trưởng gây ngứa ngáy.
Để sớm nhận biết trong âm đạo có nấm phát triển hay không khi mang thai 3 tháng đầu. Mẹ bầu có thể quan sát cơ thể thông qua những dấu hiệu như: Xuất hiện huyết trắng có mùi hôi, tiểu buốt, tiểu gắt, ngứa rát âm đạo.
Đau rát âm đạo do cơ thể tiết ra hormone relaxin
Trong 3 tháng đầu khi mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ có sự thay đổi nội tiết tố rõ rệt và lượng hormine relaxin sẽ được tiết ra với hàm lượng lớn. Loại hormone sẽ làm mềm các cơ ở vùng xương chậu, làm cho mẹ bầu cảm thấy áp lực ở vùng chậu, sinh đau nhức khó chịu.
Do thể tích máu của mẹ bầu tăng lên
Trong suốt quá trình mang thai. Đặc biệt, khi mang thai 3 tháng đầu thể tích máu của mẹ bầu tăng lên đến 50%. Khi lượng máu tăng cao quá mức sẽ làm cho âm đạo mẹ bầu có dấu hiệu sưng và rất nhạy cảm. Do vậy, mẹ bầu luôn cảm nhận vùng kín của mình nặng nề, đặc biệt là vùng xương chậu, khó khăn khi phải giữ mình ở 1 tư thế trong 1 khoảng thời gian nhất định.
Thể tích máu tăng cao cũng làm tăng áp lực lên tĩnh mạch, ngoài ra tử cung cũng tăng áp lực lên các mạch ở xương chậu. Như thế cũng tác động và làm cho chị em bị đau vùng âm đạo trong 3 tháng đầu mang thai.
Đau rát vùng kín do viêm âm đạo bởi vi khuẩn
Hiện tượng đau rát vùng kín khi mang thai 3 tháng đầu cũng bắt nguồn từ việc vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo. Trường hợp này nếu mẹ bầu không phát hiện kịp thời thì có khả năng trẻ sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Khi thấy cơ thể có những biểu hiện như vùng kín thường xuyên ngứa ngáy, đau rát khi tiểu tiện, huyết trắng xuất hiện nhiều... Thì mẹ bầu phải lập tức đi thăm khám kịp thời.
Để nhanh chóng cải thiện tình trạng đau rát vùng kín, mẹ bầu phải luôn vệ sinh sạch sẽ vùng kín đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ phụ khoa. Tuyệt đối không tự ý sử dụng dung dịch rửa cho đến khi hoàn toàn khỏi bệnh; nên lựa chọn trang phục có độ thông thoáng nhất định. Phải làm khô vùng kín sau khi vệ sinh trước khi mang lại quần áo, đặc biệt mẹ bầu khi mang thai 3 tháng đầu phải bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể, ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ...
Do âm đạo bị viêm bởi trùng roi Trichomonas
Khi mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu thấy vùng kín ngứa ngáy, đau rát khi quan hệ; khí hư có màu trắng hoặc xanh nhạt, sủi bọt và có mùi hôi thì khả năng rất cao mẹ bầu đã bị viêm âm đạo do trùng roi Trichomonas.
Khi gặp trường hợp này, tốt nhất chị em không nên quan hệ tình dục. Thai càng ngày càng lớn, do vậy việc quan hệ vừa ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, vừa làm nguy cơ phát triển các bệnh phụ khoa.
Khi viêm âm đạo do trùng roi Trichomonas, mẹ bầu thường có cảm giác bị đau rát vùng kín. Vì vậy việc đầu tiên là chị em nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ nhất có thể, nhưng phải đảm bảo an toàn. Sau đó đi thăm khám để bác sĩ có thể đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp nhất.
Tùy vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ bầu cách điều trị hiệu quả nhất. Ngoài ra, mẹ có thể áp dụng một số mẹo sau đây để tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu hơn: tắm nước ấm, mát xa khung chậu, ngồi kê chân cao hơn để tăng lưu thông máu, khi nằm nên kê một chiếc gối dưới hông...
Bài viết trên đây là một số thông tin mang tính khách quan, bạn đọc nên tham khảo để bổ sung kiến thức. Bởi tuỳ từng cơ địa mỗi người các chuyên gia y tế sẽ giúp bạn tìm được giải pháp điều trị bệnh hiệu quả.
>>> Xem thêm: Vì sao mẹ bầu những tháng cuối hay đau vùng kín?
>>> Xem thêm: Giảm cơn đau tức khó chịu nơi vùng kín sau khi sinh