Đau nửa đầu bên trái và hốc mắt có nguy hiểm không?

Đã bao giờ bạn gặp phải hiện tượng đau nửa đầu bên trái và hốc mắt gây khó chịu nhưng không biết nguyên nhân vì sao? Xem ngay bài viết sau để giải mã triệu chứng trên nhé.

Đau nửa đầu bên trái và hốc mắt có nguy hiểm không? Đau nửa đầu bên trái và hốc mắt có nguy hiểm không?

Đã bao giờ bạn gặp phải hiện tượng đau nửa đầu bên trái và hốc mắt gây khó chịu nhưng không biết nguyên nhân vì sao? Xem ngay bài viết sau để giải mã triệu chứng trên nhé.

1. Đau đầu từng chuỗi – nguyên nhân gây đau nửa đầu bên trái và hốc mắt

Theo thông tin từ các bác sỹ, trong số nhiều ca bị đau đầu, chứng đau nửa đầu là thường gặp nhất. Những cơn đau nửa đầu này có nhiều nguyên nhân khác nhau như mất ngủ, thay đổi thời tiết, say rượu, ánh sáng mạnh... Đối với nữ, chứng đau nửa đầu còn có thể đi kèm với kinh nguyệt hàng tháng.

Trong trường hợp đau nửa đầu kết hợp với đau quanh hốc mắt, có khả năng cao bạn đang mắc phải chứng bệnh đau đầu chuỗi với những biểu hiện cụ thể như sau:

  • Các cơn đau nửa đầu bên trái và hốc mắt thường khởi phát sau mỗi bữa ăn hoặc đau vào ban đêm.
  • Cơn đau thường bắt đầu ở hốc mắt hoặc vùng thái dương – hốc mắt, sau đó lan rộng dần đến răng, tai, vùng cổ và vùng vai của cùng 1 bên (ở trường hợp này là bên trái).
  • Mức độ trầm trọng của những cơn đau gia tăng rất nhanh, khiến bệnh nhân vật vã và đứng ngồi không yên, cực kỳ khó chịu.
  • Khi bị đau, bạn sẽ có cảm giác ngạt mũi và nước mũi, nước mắt chảy liên tục.
  • Gò má đỏ và một bên mặt sẽ chảy mồ hôi.
  • Động mạch của thái dương nổi cộm, đập mạnh cùng bên bị đau.
  • Một số trường hợp bị sụp mí và giãn đồng tử...

Mỗi cơn đau như vậy sẽ kéo dài từ khoảng 20 phút đến 2 giờ, mỗi ngày trung bình sẽ có 1 đến 3 cơn đau lặp lại như vậy, tạo thành “các chuỗi”, đây cũng là lý do cho cái tên bệnh đau đầu từng chuỗi. Từng chu kỳ đau sẽ diễn ra một cách đều đặn trong vòng vài tuần đến vài tháng, sau đó, bệnh nhân sẽ không còn cảm thấy những cơn đau này nữa. Sau một khoảng thời gian vài năm, những cơn đau này sẽ quay lại với tần suất tương tự như đợt trước.

Đau đầu chuỗi là một chứng bệnh khá ít gặp và cũng không đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của bệnh nhân. Tuy nhiên, những cơn đau sẽ khiến bệnh nhân ít nhiều gặp rắc rối trong cuộc sống. Vì thế, cần thực hiện điều trị và phòng ngừa để hạn chế số lần xuất hiện các cơn đau thấp nhất.

vicare.vn-dau-nua-dau-ben-trai-va-hoc-mat-co-nguy-hiem-khong-body-1

2. Nguyên nhân gây ra bệnh đau đầu từng chuỗi

Cho đến nay, nguyên nhân gây ra bệnh đau đầu chuỗi vẫn chưa được xác định rõ. Các chuyên gia cho rằng, rất có thể ở vùng hạ đồi gặp bất thường và gây ra cơn đau. Bên cạnh đó, một số yếu tố có thể có mối liên hệ với những cơn đau này bao gồm:

  • Hormone: nồng độ của một số hormone trong cơ thể như cortisol, melatonin... có sự bất thường trong các đợt đau đầu.
  • Chất dẫn truyền thần kinh: sự thay đổi đột ngột của một số hoạt chất hóa học dẫn truyền tín hiệu trong não như Serotonin cũng sẽ gây đau đầu chuỗi.

Người ta cũng tìm ra một số tác nhân làm tăng nguy cơ bị bệnh như:

  • Giới tính: theo thống kê, bệnh đau đầu chuỗi xuất hiện nhiều ở nam giới hơn nữ giới.
  • Độ tuổi: đau đầu chuỗi có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng theo nhiều nghiên cứu, hầu hết các bệnh nhân khi xuất hiện cơn đau đầu tiên là vào khoảng những năm 20 tuổi – độ tuổi trưởng thành của con người.
  • Màu da: người da đen thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người da trắng.
  • Chất kích thích: thuốc lá và đặc biệt là rượu bia sẽ gây ra các kích thích nhất định tạo nên những cơn đau nửa đầu bên trái và hốc mắt.
  • Tiền sử gia đình: trong gia đình nếu có đối tượng đã từng bị bệnh đau đầu chuỗi thì bạn cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh tương tự.

3. Điều trị đau đầu từng chuỗi – đẩy lùi triệu chứng đau nửa đầu bên trái và hốc mắt

vicare.vn-dau-nua-dau-ben-trai-va-hoc-mat-co-nguy-hiem-khong-body-2

Hiện nay, bệnh đau đầu từng chuỗi sẽ được điều trị chủ yếu theo các phương pháp nội khoa. Tùy theo tình trạng mà các bác sỹ sẽ lần lượt cho thuốc và liều lượng sau cho phù hợp:

  • Ở tình trạng nhẹ, bác sỹ sẽ kê đơn với các loại thuốc giảm đau thông thường không chứa Steroid như Indomethacin, Paracetamol, Diclofenac hay Aspirin...
  • Nếu như sau khi sử dụng những loại thuốc này mà cơn đau vẫn không giảm, bạn sẽ được điều trị bằng các loại thuốc nặng hơn như Gynergen, Sibelium, kháng sinh Serotonin...
  • Đôi khi, bệnh nhân sẽ được cắt giảm cơn đau nhanh bằng cách ngửi oxy nguyên chất trong vòng 10 phút, mỗi phút từ 8 đến 10 lít khí, hoặc cũng có thể dùng Cocaine – Phenol để gây tê hạch bướm khẩu cái.

Bên cạnh những phương pháp điều trị phía trên, bạn cũng cần phải chủ động điều trị dự phòng bằng các hành động cụ thể:

  • Ngưng uống rượu: rượu chính là tác nhân khởi phát cho các chứng đau đầu.
  • Đối với bệnh nhân đau mãn tính hay một số đối tượng bị đau trong giai đoạn đầu, bạn có thể dùng corticoid hoặc lithium ở hàm lượng cho phép để hạn chế cơn đau. Lưu ý rằng những loại thuốc này sẽ gây ra tác dụng phụ, do đó, bạn cần phải có chỉ định từ bác sỹ trước khi dùng.
  • Lưu ý rằng bệnh đau đầu từng chuỗi không chắc chắn sẽ có kết quả khả quan sau phẫu thuật, do đó, dường như phương pháp này sẽ không được đề cập đến khi bạn thăm khám và nhận điều trị.

Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn đã biết được đau nửa đầu bên trái và hốc mắt là triệu chứng của bệnh gì và phương pháp điều trị ra sao. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này, hãy mau chóng đẩy lùi cơn đau bằng cách đến gặp bác sỹ để có giải pháp tối ưu nhất.

Xem thêm:

  • Cách điều trị và phòng ngừa đau đầu migraine
  • 7 triệu chứng đau đầu cần gặp ngay bác sĩ
  • Có phải bạn thường xuyên bị đau nửa đầu?