Đau ngực, khó thở: Cảnh giác bệnh viêm màng ngoài tim

Viêm màng ngoài tim là hiện tượng lớp màng bao bọc bên ngoài tim có hiện tượng bị kích ứng, viêm và sưng. Bệnh thường là hậu quả của việc cơ thể bị nhiễm các loại vi rút, nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng, chấn thương, xạ trị và ung thư.

Đau ngực, khó thở: Cảnh giác bệnh viêm màng ngoài tim Đau ngực, khó thở: Cảnh giác bệnh viêm màng ngoài tim

Nguyên nhân gây bệnh

Màng ngoài tim giống như là một chiếc túi bao bọc và có nhiệm vụ bảo vệ quả tim. Lớp ngoài của màng ngoài tim có các tế bào sợi giúp quả tim được cố định trong lồng ngực. Còn trong khoang của màng ngoài tim có chứa dịch giúp tim được bôi trơn khi co bóp. Viêm màng ngoài tim là tình trạng mà lớp màng bao bọc tim cấu tạo từ tế bào có hiện tượng bị kích thích, viêm và sưng phồng lên. Đây là một dạng nhiễm trùng có thể tạo ra các chất dịch mủ. Yếu tố thuận lợi gây nên viêm màng ngoài tim bao gồm:

  • Các loại virus chính gây nên bệnh: Coxsackie A, B; Hepatitis; HIV,...
  • Khuẩn lao xâm nhập gây nên bệnh viêm ngoài màng tim, làm tăng tiết dịch, dịch xuất hiện nhiều ở khoang ngoài màng tim.
  • Nhiễm nấm, nhiễm ký sinh trùng.
  • Chấn thương do phẫu thuật tim, có tràn máu màng tim.
  • Chạy tia xạ, biến chứng muộn của xạ trị.
  • Viêm nhiễm, rối loạn miễn dịch do các bệnh: HIV, lao, ung thư vú, ung thư phổi, bệnh lupus ban đỏ, hạch sắc tố, u trung biểu mô, bệnh collagen, thấp tim, tăng cholesterol trong máu, suy chức năng tuyến giáp, phình bóc tách động mạch chủ.

Ngoài ra, còn một số yếu tố gây nên bệnh nhưng chiếm tỷ lệ gây bệnh thấp hơn như: viêm màng ngoài tim cấp tính tự phát, do thuốc, do di truyền.

vicare.vn-dau-nguc-kho-tho-canh-giac-benh-viem-mang-ngoai-tim-body-1

Đối tượng dễ bị mắc bệnh viêm màng ngoài tim

  • Bệnh thường gặp ở nam giới nhiều hơn so với nữ giới. Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch này là do nam giới thường xuyên hút thuốc, phải làm việc ở trong những môi trường độc hại, nhiều hóa chất.
  • Những người mắc các bệnh: HIV, lao, ung thư vú, ung thư phổi, bệnh lupus ban đỏ, hạch sắc tố, u trung biểu mô, bệnh collagen, thấp tim, tăng cholesterol trong máu, suy chức năng tuyến giáp, phình bóc tách động mạch chủ thường có nguy cơ mắc bệnh viêm ngoài màng tim cao hơn những người khác.
  • Những người nằm trong độ tuổi từ 20 đến 50 tuổi.

Các triệu chứng của bệnh

  • Đau ngực là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh viêm màng ngoài tim. Vị trí đau thường ở xương ức. Cơn đau có thể dữ dội, âm ỉ, đau buốt, cơn đau sẽ gia tăng khi ho hoặc hít thở sâu. Cơn đau có thể lan đến cổ, bả vai và lưng. Bên cạnh đó, bệnh nhân không chỉ đau ngực còn xuất hiện hiện tượng mệt mỏi, sốt, chán ăn, cân nặng giảm sút.
  • Khó thở thường xuất hiện ở giai đoạn tiến triển của bệnh khi mà viêm màng ngoài tim gây ra tràn dịch ngoài màng tim.
  • Khó nuốt kèm theo ho và nấc.
  • Tâm trạng bệnh nhân không được tốt với các biểu hiện buồn bã, khó chịu, căng thẳng mà không rõ nguyên nhân.
  • Cảm giác như đánh trống ở ngực.
  • Huyết áp bị thay đổi.

Khi bệnh viêm màng ngoài tim không được điều trị sớm có thể gây nên triệu chứng nặng hơn, làm môi và da của bệnh nhân chuyển sang màu xanh nhạt, bệnh nhân xuất hiện hiện tượng rối loạn tâm thần, sốc. Ở cấp độ biến chứng của bệnh, viêm màng ngoài tim gây phì đại các tĩnh mạch ở cổ, gây huyết áp thấp, phù nề ở mắt cá chân. Thậm chí, bệnh nhân còn đứng trước tình trạng buồng tim bị vỡ, dẫn đến tử vong do màng ngoài tim tạo nên quá nhiều áp lực lên ngực.

Cách chẩn đoán và điều trị bệnh

Viêm màng ngoài tim có thể được chẩn đoán thông qua các phương pháp sau: chụp X - quang, điện tâm đồ, siêu âm tim, xét nghiệm máu, chọc dò màng ngoài tim.

Khi điều trị bệnh, các bác sĩ sẽ khám và chẩn đoán mức độ và sự tiến triển của bệnh, mức độ ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe để từ đó đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp. Hiện nay, tại các bệnh viện, bệnh viêm màng ngoài tim thường được điều trị theo 3 hướng: điều trị theo nguyên nhân, điều trị triệu chứng, điều trị phẫu thuật.

vicare.vn-dau-nguc-kho-tho-canh-giac-benh-viem-mang-ngoai-tim-body-2

Điều trị theo nguyên nhân gây bệnh

  • Do virus: thuốc kháng sinh và corticoid sẽ được điều trị để điều trị bệnh.
  • Do lao: bệnh thường được điều trị thông qua phác đồ chống lao, trong đó có kết hợp với các loại thuốc kháng lao như rifampicin, streptomycin, ethambutol, rimifon, pyrazinamide.
  • Do thấp tim: sử dụng corticoid và penicillin theo phác đồ điều trị bệnh thấp tim.
  • Do viêm màng ngoài tim mủ: điều trị bằng thuốc kháng sinh theo phác đồ, dẫn lưu mủ sớm.
  • Do nhồi máu cơ tim: viêm màng ngoài tim sẽ được điều trị thông bằng thuốc aspirin là lựa chọn hàng đầu.

Điều trị theo triệu chứng

  • Đau ngực: thường được điều trị bằng thuốc aspirin, diclofenac, thuốc an thần
  • Điều trị chống viêm dính ngoài màng tim bằng thuốc αchymotripsin, indomethacin, prednisolon,...
  • Điều trị ứ trệ tuần hoàn bằng cách chọc thóc dịch màng tim, làm giảm hiện tượng chèn ép tim.
  • Bên cạnh đó, các thuốc lợi tiểu và cường tim cũng được sử dụng để điều trị triệu chứng trong một số trường hợp cần thiết.

Điều trị phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp thường được điều trị khi viêm màng ngoài tim chuyển thành viêm màng ngoài tim mạn tính co thắt. Phẫu thuật điều trị viêm màng ngoài tim theo 3 hướng chính:

  • Mở màng ngoài tim dưới xương ức.
  • Làm cứng màng ngoài tim bằng Tetracyclin kết hợp với nước muối sinh lý.
  • Cắt màng ngoài tim.

Xem thêm:

  • Thông tin cần biết về bệnh viêm màng ngoài tim
  • Viêm cơ tim: Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh
  • Cảnh báo 5 dấu hiệu bị viêm cơ tim cấp