Đau mắt đỏ lây qua đường nào? Cách phòng tránh hiệu quả

Bệnh đau mắt đỏ (còn gọi là bệnh viêm kết mạc) là 1 bệnh thường gặp khi thời tiết chuyển mùa. Đau mắt đỏ xảy ra ở mọi lứa tuổi và rất dễ lây cho người khác. Vậy, bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nào và cách phòng tránh ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn qua bài viết dưới đây.

Đau mắt đỏ lây qua đường nào? Cách phòng tránh hiệu quả Đau mắt đỏ lây qua đường nào? Cách phòng tránh hiệu quả

Bệnh đau mắt đỏ (còn gọi là bệnh viêm kết mạc) là 1 bệnh thường gặp khi thời tiết chuyển mùa. Đau mắt đỏ xảy ra ở mọi lứa tuổi và rất dễ lây cho người khác. Vậy, bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nào và cách phòng tránh ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn qua bài viết dưới đây.

Đau mắt đỏ với triệu chứng ban đầu của bệnh là nóng rát mắt, đau, nhìn mờ, mi mắt sưng nề, chảy nước mắt, có cảm giác cộm mắt. Nếu bệnh được điều trị kịp thời thì sẽ không để lại biến chứng nhưng nếu tự ý dùng thuốc hay điều trị không được dứt điểm sẽ bị viêm hoặc loét giác mạc.

Nguyên nhân gây ra đau mắt đỏ

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh đau mắt đỏ là bởi virus Adenovirus hoặc là do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây nên. Bệnh thường gặp vào mùa hè đến cuối mùa thu, khi thời tiết bắt đầu nắng nóng và chuyển sang mưa, độ ẩm không khí lên cao, khi giao mùa hoặc khi môi trường nhiều khói bụi, sử dụng nước ô nhiễm, dùng chung khăn mặt, gối, vệ sinh kém,...cũng là điều kiện thuận lợi làm bệnh bùng phát.

vicare.vn-dau-mat-do-lay-qua-duong-nao-cach-phong-tranh-hieu-qua-body-1

Những người dễ bị đau mắt đỏ

Trẻ em thường nhạy cảm với các loại virus nói chung, nên khả năng bị nhiễm bệnh đau mắt đỏ là cao hơn. Ngược lại với người già, khả năng nhiễm bệnh sẽ thấp hơn 1 phần bởi nguyên nhân mô kết mạc đã xơ và lão hóa nên không thích hợp cho virus phát triển.

Đau mắt đỏ lây qua đường nào?

  • Bệnh đau mắt đỏ lây lan theo con đường trực tiếp như thông qua việc sử dụng chung khăn mặt, chậu rửa mặt, nguồn nước. Các vật trung gian như nhặng, ấm chén, bát đũa... mà người bệnh dụi mắt rồi cầm vào cũng có nguy cơ lây bệnh.
  • Ngoài ra, với đau mắt đỏ do virus rất dễ lây lan qua đường hô hấp bởi khi người bệnh nói chuyện hoặc là ho, nhảy mũi, virus sẽ lan theo tia nước bọt bắn ra.
  • Người đau mắt đỏ có thể lây bệnh cho người khác ngay cả khi chưa có các triệu chứng rõ ràng, việc lây bệnh diễn ra trong thời kỳ ủ bệnh. Ngay khi bệnh nhân đã khỏi thì vẫn có thể lây cho người khác trong vòng 1 tuần.

Khi mới nhiễm vi-rút, người bệnh thường không có triệu chứng nên không biết để có thể phòng ngừa cho người khác. Vì thế thường xảy ra tình trạng cả nhà cùng đau mắt đỏ bởi vì lây lan nhau. Nhiều trường hợp, người lớn khỏi rồi nên chủ quan khi chăm sóc trẻ nhỏ dẫn đến tái nhiễm.

Phòng tránh đau mắt đỏ ra sao?

Bởi bệnh lây theo đường hô hấp, nên việc 1 người đau mắt đỏ lây cho cả nhà là rất phổ biến. Do đó, nếu gia đình phải dùng chung 1 bồn tắm thì nay có người mắc bệnh mỗi người nên tự tắm trực tiếp dưới vòi nước với chậu, xô riêng và không dùng bồn tắm chung. Nếu cách ly người bệnh được thì là càng tốt. Để tránh lây lan do tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh qua tay, qua các vật dụng hàng ngày như khăn rửa mặt, bát ăn, cốc uống, đồ chơi, ... nên cho người bệnh được ăn riêng và uống ly riêng, ngủ riêng.

Trong gia đình, mọi người nên dùng khăn mặt riêng và giặt bằng xà phòng trực tiếp ở dưới vòi nước (không dùng lavabo hoặc chậu), phơi khăn ngoài nắng và giữ vệ sinh môi trường trong lành.

vicare.vn-dau-mat-do-lay-qua-duong-nao-cach-phong-tranh-hieu-qua-body-2

Những đồ vật như tay nắm cửa, điện thoại, điều khiển tivi, quạt, nút bấm cầu thang, ... là những vật dễ lây truyền bệnh, bởi vậy sau khi chạm vào phải rửa tay bằng xà phòng, tránh việc đưa tay lên dụi mắt hay sờ vào mũi, miệng.

Đặc biệt, không dùng chung 1 lọ thuốc nhỏ mắt cho cả nhà. Rửa tay với xà phòng sát khuẩn là 1 biện pháp phòng bệnh rất hữu hiệu.

Những người đang bị đau mắt đỏ không nên đến chỗ đông người mà chỉ nên ở nhà nghỉ ngơi để tránh lây lan và có thời gian để nhỏ thuốc. Nếu cần tiếp xúc với người xung quanh, người bệnh nên đeo khẩu trang nhằm hạn chế nước bọt bắn ra khi nói chuyện hay khi ho...

Đeo kính không loại trừ hết nguy cơ bị lây bệnh mà chỉ giúp giảm thiểu khả năng lây bệnh. Nếu đeo kính nhưng vẫn dùng chung khăn mặt và chậu rửa mặt thì khả năng bị lây bệnh là rất lớn.

Người đau mắt đỏ có thể lây bệnh cho người khác ngay cả khi chưa có các triệu chứng rõ ràng, việc lây bệnh diễn ra ở quá trình ủ bệnh. Ngay khi bệnh nhân đã khỏi vẫn có thể lây cho người khác trong vòng 1 tuần.

Để phòng ngừa bệnh, cần có ý thức giữ cho vệ sinh cá nhân tốt (dùng riêng khăn mặt và vật dụng cá nhân); khi mắc bệnh cần được nghỉ ngơi, đồng thời hạn chế giao tiếp để tránh lây lan cho người khác. Tốt nhất hãy tới bác sĩ nhãn khoa để khám và được điều trị và dùng thuốc đúng cách. Nên áp dụng những cách dưới đây đến 10 ngày sau khi đã được chẩn đoán bị đau mắt đỏ hoặc là khi mắt vẫn còn đỏ:

  • Rửa mặt sạch rồi tra vào mắt 1 vài giọt nước nhỏ mắt Natri Clorid 0,9%, rửa mặt bằng khăn sạch và nước sạch; thường xuyên giặt khăn rửa mặt bằng xà phòng và phơi dưới nắng. Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm nhiều lần trong mỗi ngày.
  • Không dụi hoặc sờ vào mắt bị nhiễm trùng . Nếu chỉ có 1 mắt bị nhiễm trùng, tuyệt đối đừng sờ vào mắt kia. Rửa tay ngay khi sờ vào mắt hoặc là mặt người bệnh.
  • Bất cứ chất dịch nào tiết ra từ mắt bị nhiễm trùng đều nên rửa sạch mỗi ngày 2 lần. Dùng khăn giấy thấm nước lau từ trong kéo ra ngoài bằng 1 động tác liền lạc, bắt đầu từ bên gần mũi. Dùng khăn giấy mới nhằm thấm khô. Hãy cẩn thận tuyệt đối không chạm vào mắt không bị nhiễm trùng.
  • Dùng khăn giấy thay cho khăn vải và khăn lông để rửa và lau khô tay và mặt. Nếu không làm vậy được thì hãy giữ kỹ sao cho người khác không chung dùng khăn lông và khăn mặt của người bị nhiễm trùng.
  • Giặt tất cả khăn mặt, khăn bông và khăn giường của người bị nhiễm trùng riêng rẽ với đồ giặt khác trong gia đình. Dùng bột giặt và nước nóng nhất của máy giặt đồng thời sấy khô bằng máy sấy nóng.

Xem thêm:

  • Bí quyết trị đau mắt đỏ nhanh hết
  • Đau mắt đỏ có nên ăn trứng không?
  • Cách vệ sinh mắt khi gặp tình trạng đau mắt đỏ ở trẻ em