Đầu lưỡi trẻ có chấm đỏ là dấu hiệu bệnh lý gì?
Đầu lưỡi trẻ xuất hiện các chấm đỏ là một tình trạng không hiếm gặp, điều này thường gây ra những khó chịu cho trẻ,tuy nhiên không nhiều phụ huynh có thể phát hiện sớm tình trạng này và băn khoăn không biết đầu lưỡi trẻ có chấm đỏ là dấu hiệu của bệnh gì.
Đầu lưỡi trẻ có chấm đỏ là dấu hiệu bệnh lý gì?
Đầu lưỡi trẻ xuất hiện các chấm đỏ là một tình trạng không hiếm gặp, điều này thường gây ra những khó chịu cho trẻ,tuy nhiên không nhiều phụ huynh có thể phát hiện sớm tình trạng này và băn khoăn không biết đầu lưỡi trẻ có chấm đỏ là dấu hiệu của bệnh gì, trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về tình trạng này và những lưu ý khi trẻ bị bệnh nấm lưỡi, một bệnh thường gặp ở trẻ có những biểu hiện nổi nốt đỏ ở lưỡi.
Nguyên nhân gây ra tình trạng đầu lưỡi trẻ có chấm đỏ là gì?
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu:
- Sưng viêm: Tình trạng này xuất hiện khi trẻ có thể vô tình cắn phải lưỡi hoặc ăn thức ăn quá nóng dẫn đến sưng viêm và xuất hiện các chấm đỏ ở đầu lưỡi. Thường nhanh chóng biến mất và lưỡi cũng sẽ tự hồi phục sau một thời gian.
- Thiếu vitamin hoặc thiếu máu : đặc biệt là vitamin b12 sẽ dẫn đến những đốm đỏ trên lưỡi.
- Các bệnh lí viêm nhiễm ở họng miệng :như viêm họng, viêm họng liên cẩu khuẩn, viêm amidan,.. Các phát ban nhỏ thường xuất hiện ban đầu ở trên ngực và cổ trước khi lan sang các bộ phận khác như lưỡi, môi,.. Kèm theo hội chứng nhiễm trùng như sốt, đau họng, nhức đầu, buồn nôn,..
- Bệnh chân tay miệng: đây là một trong những bệnh phổ biến ở trẻ em và có thể bùng phát thành một dịch lớn nếu không được kiểm soát tốt,..bệnh không chỉ gây ra những đốm đỏ ở lưỡi mà còn ở bên trong má, nướu và cả chân tay,...
- Dị ứng: thường xảy ra ở những người có cơ địa dễ dị ứng, có thể là thực phẩm, thuốc, môi trường chứa nhiều khói bui, lông chó mèo,.. Các phản ứng dị ứng rất đa dạng, một trong số đó là sưng nề lưỡi và xuất hiện những chấm đỏ ở đầu lưỡi,...
- Trào ngược acid dạ dày: đây là một căn bệnh đặc biệt gây ra những khó chịu với các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, cảm giác nóng rát ở thượng vị,buồn nôn và nôn,... acid bi trào ngược lên họng miệng, có thể gây kích ứng lưỡi gây ra các chấm đỏ ở đầu lưỡi,..
- Một trong những nguyên nhân hay gặp nữa đó là tình trạng nấm lưỡi hay còn được gọi là bệnh tưa lưỡi,..đây là một căn bệnh rất phổ biến nhưng lại khó chữa và dễ tái phát.
Bệnh nấm lưỡi là gì?
Bệnh nấm lưỡi hay nấm lưỡi còn được gọi là bệnh tưa lưỡi hoặc đẹn là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi nhưng cũng có thể xảy ra ở trẻ lớn hơn .
Đây là một trong những nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ, nhưng ít khi được để ý và bệnh này thường kéo dài và dễ tái phát.
Nguyên nhân của bệnh nấm lưỡi
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là một loại nấm men có tên candida albicans thường có trong khoang miệng của trẻ nhỏ.
Đây là một loại nấm cơ hội , luôn tồn tại trong cơ thể con người, khi hệ miễn dịch của cơ thể yếu đi, chúng sẽ bùng phát và gây bệnh. Nó cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con.
Biểu hiện của bệnh nấm lưỡi
Ban đầu nấm lưỡi thường không có triệu chứng đáng chú ý.
Tuy nhiên các triệu chứng có thể khởi phát đột ngột,tồn tại trong thời gian dài và có thể bảo gồm các triệu chứng như:
- Tổn thương kem trắng trên lưỡi , má bên trong và đôi khi trên vòm miệng, lợi, amidan.
- Đau và thường khiến trẻ mất vị giác, cảm giác bông trong miệng.
- Chảy máu nếu tổn thương cọ xát hoặc cạo.
- Trong các trường hợp nặng tổn thương có thể lan xuống thực quản gây khó nuốt,..
- Cho trẻ ăn khó khăn hoặc trẻ thường khó chịu, cáu kỉnh.
- Các biểu hiện này có thể lây truyền sang mẹ do sự tiếp xúc giữa miệng của trẻ và đầu vú của mẹ.
Điều trị nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như thế nào?
Nấm lưỡi thường khởi phát nhanh chóng khi hệ thống miễn dịch của cơ thể yếu đi, hoặc khi cơ thể mắc một bệnh khác. Cần điều trị kịp thời các triệu chứng và nguyên nhân gây ra nấm lưỡi để tránh gây những ảnh hưởng không tốt đến sinh hoạt hàng ngày
Có thể dùng thuốc kháng nấm, điển hình là nystatin, đây là một loại kháng nấm tác dụng rất tốt, an toàn cho cả trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.
Ngoài ra cũng có thể sử dụng nystatin bằng cách dùng tăm bông thoa lên khu vực bị nhiễm nấm.các biện pháp này đều an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Trong dân gian cũng có những cách chữa trị bệnh nấm lưỡi như:
- Lá rau ngót tươi 5-10g, rửa sạch , giã nhỏ, vắt lấy nước. Dùng bông mềm thấm nước rau ngót cọ sát lên lưỡi, lợi và vòm miệng trẻ. Làm nhẹ nhàng từ 2-3 lần / ngày.
- Mật ong 1ml, nước lá cỏ nhọ nồi. Lá nọ nồi tươi hái về rửa sạch, giã nhỏ vắt lấy nước. Lấy 10ml nước lá nhọ nồi trộn lẫn với 1ml mật ong . Dùng bông hoặc vải mềm sạch thấm nước thuốc, bôi vào lưỡi, lợi và vòm miệng cho trẻ, mỗi ngày bôi 2-3 lần.
- Lá rau ngót 15g, hàn the 1g. Cách dùng: rửa sạch lá rau ngót, giã nát, vắt lấy nước, hòa hàn the vào, đem hấp cơm. Khi cơm chín, lấy thuốc ra dùng bông sạch, thấm bôi vào chỗ có đóng váng trắng. Mỗi ngày làm 2 lần.
Dấu hiệu có chấm đỏ ở đầu lưỡi là một dấu hiệu thường gặp ở trẻ nhỏ. Bố mẹ nên chú ý các biểu hiện của trẻ để có thể đưa trẻ đến các cơ sở khám chữa bệnh để được xử trí kịp thời.
Xem thêm:
- Trẻ bị bệnh nấm lưỡi mẹ phải làm sao?
- Bị nấm lưỡi khám ở đâu?
- Bày cách cho các mẹ chữa tưa lưỡi ở trẻ