Đau khớp gối - “bạn thân” của người già

Đau khớp gối là tình trạng rất phổ biến hiện nay do gặp nhiều ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở người già. Do trong giai đoạn đầu ít gây khó chịu nên đau khớp gối thường không được quan tâm sớm và hậu quả là về sau không thể điều trị khỏi hoàn toàn.

Đau khớp gối - “bạn thân” của người già Đau khớp gối - “bạn thân” của người già

Giới thiệu về khớp gối

Khớp gối là nơi tiếp giáp của ba xương: xương đùi ở trên, xương chày ở dưới và xương bánh chè ở giữa. Mỗi đầu xương được phủ bởi một lớp sụn khớp trơn láng, không có ma sát.

Khớp gối được bao phủ bởi bao hoạt dịch làm cho cử động khớp rất nhịp nhàng. Ngoài ra, khớp gối còn có thêm hai mảnh sụn chêm nằm giữa hai đầu xương. Sụn chêm có vai trò như một bộ phận giảm sốc cho khớp gối.

Khớp gối là một trong những khớp lớn và quan trọng nhất trong cơ thể vì nó có nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ cơ thể.

Nguyên nhân gây đau khớp gối

Do đầu gối bị tổn thương

Những chấn thương trực tiếp lên khớp gối rất dễ gây ra tình trạng tổn thương và đau khớp gối. Đa phần là do căng dây chằng, viêm sụn, vỡ sụn, trật xương bánh chè...

Khi cơ thể lão hóa

Ở người cao tuổi, lớp sụn khớp bị thoái hóa dần khiến khớp gối bị sưng đau.

Các bệnh lý gây đau khớp gối

Đau khớp gối còn là triệu chứng xuất hiện do ảnh hưởng từ những căn bệnh khác nhau như:

  • Bệnh gút.
  • Viêm khớp gối.
  • Viêm khớp dạng thấp.
  • Thoái hóa khớp gối.
  • Viêm gân bánh chè.
vicare.vn-dau-khop-goi-ban-than-cua-nguoi-gia-body-1

Yếu tố nguy cơ gây đau khớp gối

  • Thừa cân hoặc béo phì: Trọng lượng cơ thể quá khổ có thể làm tăng áp lực lên khớp gối của bạn, ngay cả trong các hoạt động thông thường như đi bộ hoặc đi lên xuống cầu thang. Nó cũng khiến bạn tăng nguy cơ viêm khớp gối bằng cách đẩy nhanh quá trình phá vỡ sụn khớp.
  • Thiếu dẻo dai và sức mạnh cơ bắp. Thiếu sức mạnh và tính dẻo dai là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây chấn thương khớp gối. Cơ bắp yếu hoặc kém linh hoạt sẽ ít hỗ trợ trong việc giảm các áp lực gây ra cho khớp gối, do đó làm khớp gối dễ bị chấn thương hơn.
  • Một số môn thể thao. Một số môn thể thao tạo áp lực lớn lên khớp gối của bạn. Đau khớp gối do tập luyện thể thao thường dễ xảy ra ở thanh niên và người già. Khi hoạt động, nhất là chạy bộ, đá bóng, khớp gối của bạn phải gánh một trọng lượng rất lớn, nếu bạn không chọn đúng môn, đúng bài tập, khởi động không tốt hoặc tập quá sức thì rất dễ bị đau khớp gối.
  • Chấn thương trước đó. Bị chấn thương khớp gối trước đó có nhiều khả năng bạn sẽ làm chấn thương khớp gối của bạn một lần nữa.

Các dấu hiệu thường đi kèm với đau khớp gối

  • Đầu gối bị sưng đỏ, sờ vào gây đau, có khi đau dữ dội.
  • Lực chân yếu dần kèm cảm giác tê.
  • Đầu gối phát ra âm thanh lục cục, lạo xạo mỗi khi đi lại.
  • Khớp gối bị cứng vào mỗi sáng sớm, khi vừa ngủ dậy.
  • Cẳng chân và bàn chân bị tái nhợt, sờ vào thấy lạnh.

Đau khớp gối có nguy hiểm không?

Cho dù là nguyên nhân gì thì bệnh này cũng rất có thể để lại di chứng lâu dài như đau dai dẳng gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của bạn, làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Đau khớp gối gây khó khăn trong việc vận động, đi lại do cứng khớp, thường gặp nhất là buổi sáng sớm khiến cho bạn khó vận động đặc biệt là khi gập hoặc duỗi đầu gối. Hậu quả lâu dài là biến dạng khớp gối (vẹo vào trong) và teo cơ gây tàn phế (liệt).

Điều trị thế nào cho hiệu quả?

Nguyên tắc để điều trị đau khớp gối là cần làm giảm đau và điều trị nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, khi đau khớp gối cần được khám bệnh đầy đủ, tốt nhất là khám chuyên khoa khớp để được điều trị sớm nhằm phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra.

Một số cách giảm đau khớp gối có thể tham khảo

vicare.vn-dau-khop-goi-ban-than-cua-nguoi-gia-body-2
  • Chườm lạnh: Nếu bạn bị đau khớp gối, cách đơn giản nhất là chườm lạnh bằng nước đá trong khoảng 10-15 phút sẽ giúp làm giảm được cơn đau nhanh chóng.
  • Tự xoa bóp: Bạn có thể tự xoa bóp đầu gối và các vị trí xung quanh để khớp gối giảm đau.
  • Căng đùi: Việc hướng lòng bàn chân về phía nhau, hai đầu gối căng ra hai bên trong khoảng 30 giây và thực hiện vài lần động tác này cũng sẽ giúp khớp gối của bạn giảm đau nhanh chóng.
  • Căng gân chân: Bạn có thể ngồi trên sàn nhà hoặc bất kỳ một bề mặt cứng nào, chân duỗi thẳng ra trước mặt, đảm bảo rằng vai vuông góc với chân. Giữ cho đôi chân của song song với sàn sẽ làm giảm sự nén khớp gối. Giữ nguyên động tác này ít nhất 30 giây và lặp lại ba lần.
  • Đứng căng bắp chân: Đứng đối diện với một bức tường và đặt 2 tay lên đó. Đứng thẳng một chân trước và một chân sau. Chùng chân trước xuống và căng chân sau ra. Giữ nguyên tư thế này trong vòng 10 giây và đổi bên. Khi thực hiện động tác này sẽ giúp bạn dễ chịu hơn khi bị đau khớp gối.
  • Giữ thẳng chân: Bạn cần nằm trên sàn nhà để thực hiện bài tập này. Đầu tiên, bạn nằm trên sàn, đưa một chân lên trên, cố gắng giữ thẳng và vuông góc với sàn nhà trong khoảng 30 giây, sau đó đổi chân.
  • Sử dụng thuốc giảm đau: Mặc dù không phải là các giải pháp lâu dài, nhưng một số loại kem thoa, dầu thoa giúp làm mát hay làm nóng da. Cảm giác này thoải mái hơn đau đớn vì khi não bộ của bạn cảm nhận cảm giác mới này thì sẽ làm giảm nhận thức của bạn về sự đau đớn.

Một điều vô cùng quan trọng là phải tìm ra nguyên nhân gây đau khớp gối và điều trị thì triệu chứng đau của bạn mới có thể dứt điểm hoàn toàn.

Xem thêm:

  • Đau đầu gối nhưng không sưng có phải bị khớp không?
  • 4 Cách trị đau khớp gối cực hiệu quả mà an toàn