Đau họng kéo dài - đừng chủ quan

Đau họng là dấu hiệu đặc trưng của viêm họng và viêm thanh quản... Bệnh thường xảy ra khi thời tiết thay đổi, hoặc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm... Tuy nhiên, nếu bị đau họng kéo dài lâu không khỏi, bệnh tái đi tái lại nhiều lần quanh năm thì người bệnh cần hết sức chú ý.

Đau họng kéo dài - đừng chủ quan Đau họng kéo dài - đừng chủ quan

Nguyên nhân đau họng kéo dài không khỏi

Tình trạng đau họng kéo dài không khỏi do nhiều nguyên nhân gây ra như:

  • Vi khuẩn, virus và nấm.
  • Lạm dụng thuốc kháng sinh gây ra nhờn thuốc.

Hầu hết khi bị đau họng, người bệnh thường dùng thuốc kháng sinh điều trị mà không nghĩ rằng thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng chữa viêm họng do vi khuẩn; không có tác dụng trong trường hợp viêm họng do virus và nấm gây ra.

Hoặc có thể, do lạm dụng kháng sinh dẫn tới hiện tượng nhờn thuốc. Khi đó, sẽ phải thay thế bằng các loại kháng sinh nặng hơn, liều lượng nhiều hơn mới thuyên giảm khiến cho người mệt mỏi, sức đề kháng giảm, niêm mạc họng vẫn chưa được phục hồi nên viêm họng hay đau họng sẽ giúp tái phát nhanh hơn.

vicare.vn-dau-hong-keo-dai-dung-chu-quan-body-1
  • Viêm họng, viêm mũi hay viêm xoang không được điều trị triệt để.

Các bệnh lý viêm họng cấp, viêm xoang, viêm amidan, viêm mũi, viêm thanh quản... gây ra đau họng. Nếu điều trị không triệt để lâu ngày dễ tiến triển thành mãn tính khiến đau họng kéo dài mãi không khỏi

  • Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược axit, còn được gọi là ợ nóng, xảy ra khi mà cơ vòng thực quản thấp hơn (LES) đã suy yếu và sẽ trở nên không thể đóng chặt. Axit dạ dày vì thế sẽ chảy ngược trở lại, trào vào thực quản. Đôi khi trào ngược axit có thể dẫn tới đau họng. Theo thời gian, axit từ dạ dày có thể làm hỏng các lớp niêm mạc thực quản và cổ họng gây ra đau họng kéo dài.

  • Niêm mạc họng yếu bị vi khuẩn, virus, nấm tấn công

Niêm mạc họng yếu dễ bị tổn thương khi chuyển mùa, hoặc là hít phải không khí ô nhiễm, khói bụi, hóa chất độc hại, khói thuốc lá hoặc khi uống nước lạnh. Khi niêm mạc họng bị tổn thương thì sức đề kháng giảm là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn, virus, nấm tấn công gây ra viêm họng tái phát, tình trạng đau họng kéo dài không khỏi.

Đau họng kéo dài không khỏi có sao không?

Đau họng kéo dài không khỏi gây ra khó khăn trong giao tiếp ảnh hưởng đến công việc, học tập cũng như đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh về hô hấp như:

  • Viêm họng, viêm xoang và viêm amidan
  • Ung thư vòm họng, ung thư thanh quản hay tuyến giáp...

Nếu bị đau họng kéo dài không khỏi kèm theo các triệu chứng khác như: Chán ăn, người mệt mỏi, sốt nóng sốt lạnh, thì cần phải tới bệnh viện khám ngay lập tức để thăm khám, đề phòng những bệnh nguy hiểm có thể gặp phải.

Cách điều trị và phòng tránh đau họng kéo dài

  • Điều trị triệt để các bệnh hô hấp viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa, viêm mũi, viêm xoang... Tránh dịch nhầy chứa vi khuẩn, virus gây ra bệnh chảy xuống cổ họng khiến cho niêm mạc hầu họng bị tổn thương và viêm nhiễm liên tục.
  • Không nên lạm dụng thuốc kháng sinh làm tăng nguy cơ đau họng tái phát lại.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày giúp giảm khô rát cổ họng.
  • Có chế độ ăn uống hợp lý: Ăn thức ăn mềm và loãng giàu chất dinh dưỡng, tránh xa đồ ăn chiên xào, cứng hoặc cay nóng. Tránh uống nước đá, chất kích thích, bia rượu.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài và tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hay nhiều khói bụi,...
vicare.vn-dau-hong-keo-dai-dung-chu-quan-body-2
  • Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, nhất là ở vùng cổ họng, mùa hè thì không nên dùng điều hòa ở nhiệt độ thấp quá lâu.
  • Vệ sinh sạch sẽ tai, mũi, họng bằng cách sử dụng nước muối sinh lý mỗi ngày.
  • Kết hợp điều trị, chế độ ăn uống đồng thời tập luyện thể dục thể thao hợp lý giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể phòng ngừa đau họng kéo dài và nhiều bệnh lý khác.

Lưu ý khi đau họng kéo dài

Lý do đau họng thường dễ chẩn đoán, và dễ điều trị nhất. Nhưng hãy lập tức gặp bác sĩ nếu thấy xuất hiện triệu chứng kèm theo đau họng:

  • Đau dữ dội làm suy yếu ăn uống, khó nói chuyện, khó ngủ
  • Sốt cao trên 38 ̊C không hạ
  • Đau dữ dội, đặc biệt ở 1 bên cổ họng và cùng với các tuyến bị sưng

Xem thêm:

  • Đau họng nuốt nước bọt cũng đau là bị làm sao?
  • Cổ nổi hạch, đau rát, ngứa phía dưới hầu có phải bị u nóc vòm họng không?
  • 6 cách giảm đau họng cấp tốc không cần dùng thuốc