Dấu hiệu vỡ tử cung: Nhận biết thế nào?

Trong quá trình mang thai, đặc biệt là 3 tháng cuối thai kỳ mẹ bầu phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Vỡ tử cung là một trong những biến chứng sản khoa đó có thể dẫn đến tử vong cả mẹ và con nếu không biết cách xử lý. Do đó việc phát hiện dấu hiệu vỡ tử cung để nhanh chóng xử lý kịp thời nhằm đảm bảo tính mạng cho cả mẹ lẫn con.

Dấu hiệu vỡ tử cung: Nhận biết thế nào? Dấu hiệu vỡ tử cung: Nhận biết thế nào?

Hãy cùng Vicare tìm hiểu ngay những kiến thức dưới đây về vỡ tử cung cũng như cách phòng ngừa hiệu quả để có một thai kỳ khỏe mạnh.

1. Nguyên nhân gây vỡ tử cung

Vỡ tử cung có thể xuất phát từ chính người mẹ hoặc đến từ thai nhi.

Nguyên nhân gây vỡ tử cung từ mẹ

  • Người mẹ có khung chậu hẹp nên khi mang thai đầu thai nhi không thể chui lọt ra ngoài.
  • Ở dưới cổ tử cung của người mẹ có khối u nên đường ra của thai nhi đã bị chặn.
  • Người mẹ sinh nở nhiều lần hoặc vì nguyên nhân như nạo phá thai nhiều làm cho tử cung mỏng. Vì thế tử cung dễ bị tác động bởi các cơn co.
  • Người mẹ sinh mổ nhưng khoảng cách mang thai quá gần nhau khiến cho vết mổ tử cung dễ bị toác do cơn co tử cung tác động.

Nguyên nhân gây vỡ tử cung đến từ thai nhi

  • Mặc dù khung chậu của mẹ bình thường nhưng do thai nhi quá to nên không thể chui lọt qua khung chậu.
  • Khung chậu của mẹ bình thường nhưng đầu thai nhi quá to.
  • Tư thế của thai nhi bất thường như không ngửa mặt cũng không cúi đầu, thai nhi nằm ngang,...

2. Dấu hiệu vỡ tử cung

vicare.vn-dau-hieu-vo-tu-cung-nhan-biet-nao-body-1

Vỡ tử cung không phải là trường hợp hiếm gặp. Không chỉ vỡ tử cung khi chuyển dạ mà ở 3 tháng cuối của thai kỳ mẹ bầu cũng có thể xuất hiện dấu hiệu vỡ tử cung. Vì thế việc phát hiện sớm các triệu chứng vỡ tử cung dưới đây sẽ giúp chúng ta có biện pháp xử lý kịp thời để cứu sống cả mẹ và thai nhi.

  • Sau khi vỡ ối thai phụ sẽ xuất hiện những cơn đau bụng với mức độ tăng dần.
  • Các cơn co tử cung kéo dài, dồn dập và ngày càng mạnh hơn.
  • Với phần đoạn dưới tử cung kéo cao càng ngày càng gần ngang đến rốn. Khi đoạn dưới tử cung tới gần rốn thì lúc này tử cung sẽ co thắt lại tạo thành vòng Bandle (+) hay còn gọi là hình quả bầu thắt ở giữa.
  • Dấu hiệu Trommel với biểu hiện là khi nắn ở bên tử cung sẽ thấy xuất hiện rõ hai dây chằng tròn nổi rõ và dương căng như dây đàn.
  • Khi nghe tim thai sẽ thấy biểu hiện tim thai đập chậm hoặc đập không đều.
  • Ngôi thai bất thường khi thăm âm đạo hoặc thấy khung chậu hẹp.

3. Biểu hiện của vỡ tử cung

Khi thấy xuất hiện dấu hiệu vỡ tử cung nếu không được xử lý kịp thời, đúng cách sẽ dẫn đến vỡ tử cung với những biểu hiện sau đây:

  • Khi vỡ tử cung cơn đau sẽ dồn dập, dữ dội rồi giảm hẳn. Lý do là khi tử cung đã vỡ thì cơn co sẽ nhẹ hơn hoặc đã không còn cơn co.
  • Hình dáng tử cung có sự thay đổi, ngay dưới da bụng mẹ có thể sở thấy thai nhi nhưng tim thai nhi đập yếu hoặc không thấy tim thai.
  • Khi tử cung đã bị vỡ làm cho lượng máu chảy nhiều vào ổ bụng làm cho sản phẩm vã mồ hôi, tay chân lạnh, mạch nhỏ, nhanh, tụt huyết áp, thở gấp, mặt nhợt nhạt. Thậm chí nếu không được xử lý kịp thời mẹ bầu có thể tử vong vì mất máu.

4. Làm gì khi xuất hiện dấu hiệu vỡ tử cung

Khi phát hiện một trong những dấu hiệu vỡ tử cung thì cần nhanh chóng đưa sản phụ đến bệnh viện gần nhất để được xử lý kịp thời. Trong trường hợp vỡ tử cung cần thực hiện mổ cấp cứu kết hợp với hồi sức cho mẹ bầu.

Trong quá trình mổ cấp cứu sẽ căn cứ vào thời gian vỡ tử cung, tình hình của thai phụ, số tuổi của sản phụ cũng như số con của sản phụ để các bác sĩ sẽ quyết định thực hiện khâu tử cung hoặc cắt tử cung.

5. Phòng ngừa rủi ro vỡ tử cung sao cho hiệu quả

vicare.vn-dau-hieu-vo-tu-cung-nhan-biet-nao-body-2

Vỡ tử cung là tai biến vô cùng nguy hiểm, có thể gây tử vong cho cả hai mẹ con. Do đó để giúp có một thai kỳ khỏe mạnh cũng như phòng ngừa nguy cơ vỡ tử cung và những rủi ro vỡ tử cung thì các thai phụ cần chú ý đến những nguyên tắc sau đây:

  • Các thai phụ nên thăm khám thai định kỳ theo đúng với lịch hẹn của bác sĩ. Đặc biệt với những tháng cuối mang thai mẹ bầu càng nên chú ý khám thai đều đặn để biết rõ tình hình về sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ.
  • Với những phụ nữ nào được bác sĩ kết luận khó sinh như khung chậu hẹp, khung chậu méo, có khối u hay sẹo ở tử cung... cần phải vào viện trước khi chuyển dạ để được các bác sĩ theo dõi sát sao.
  • Trong quá trình chuyển dạ phải theo dõi sát sao nhằm phát hiện sớm dấu hiệu vỡ tử cung để có biện pháp xử lý nhanh chóng, kịp thời.
  • Khoảng cách giữa các lần sinh con nên từ 2-3 năm để cổ tử cung có thời gian phục hồi, đảm bảo mang thai lại được an toàn hơn. Đối với phụ nữ sinh mổ cần tuân thủ theo quy định của bác sĩ về khoảng cách giữa các lần sinh để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Phát hiện sớm dấu hiệu vỡ tử cung để có biện pháp xử lý kịp thời nhằm bảo vệ tốt cho tính mạng cả mẹ cũng như thai nhi. Hi vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các chị em trang bị thêm kiến thức cho mình để mang thai mẹ khỏe, con khỏe.

Xem thêm:

  • Đề phòng vỡ tử cung ở phụ nữ mang thai
  • Vỡ tử cung - tai biến sản khoa đe dọa đến tính mạng cả mẹ lẫn con