Dấu hiệu viêm đường tiết niệu ở nam giới, nữ giới và trẻ em giống và khác nhau như thế nào?

Viêm đường tiết niệu (UTI) là căn bệnh thường gặp và không chừa một ai. Tuy nhiên, trong đa số các trường hợp, người mắc bệnh khá chủ quan nên điều trị trễ. Việc nhận biết đúng các dấu hiệu của bệnh ở nam giới, nữ giới và trẻ em sẽ giúp cho quá trình chữa trị được kịp thời và dễ dàng hơn, tránh những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Dấu hiệu viêm đường tiết niệu ở nam giới, nữ giới và trẻ em giống và khác nhau như thế nào? Dấu hiệu viêm đường tiết niệu ở nam giới, nữ giới và trẻ em giống và khác nhau như thế nào?

Viêm đường tiết niệu (UTI) là căn bệnh thường gặp và không chừa một ai. Tuy nhiên, trong đa số các trường hợp, người mắc bệnh khá chủ quan nên điều trị trễ. Việc nhận biết đúng các dấu hiệu của bệnh ở nam giới, nữ giới và trẻ em sẽ giúp cho quá trình chữa trị được kịp thời và dễ dàng hơn, tránh những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Viêm đường tiết niệu là bệnh gì?

Đường tiết niệu là hệ thống giúp cơ thể đào thải ra bên ngoài các chất lỏng dư thừa và những chất hòa tan qua sự lưu thông máu. Chúng bao gồm các cơ quan: thận, ống dẫn nước tiểu, bàng quang, niệu đạo.

Viêm đường tiết niệu (còn gọi là nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng đường tiểu) là tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn (Escherichia coli, Klebsiella, Proteus, ...) diễn ra ở đường tiết niệu. Trong đó, bàng quang và niệu đạo được xem là hai bộ phận thường bị nhiễm trùng nhất.

Đây là bệnh lý không đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của người bệnh nhưng nếu không kịp thời điều trị có thể gây ra hậu quả nặng nề cho sức khỏe, đồng thời kéo dài những triệu chứng khó chịu, đau rát trong sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày.

Tất cả mọi người bất kể tuổi tác hay giới tính đều có thể mắc bệnh. Nhưng đối tượng chiếm đa số là phụ nữ do sự khác biệt về cấu trúc giải phẫu niệu đạo. Đặc biệt, căn bệnh này có thể xuất hiện ở cả trẻ em (tương tự, bé gái bị nhiều hơn bé trai).

Dấu hiệu chung cho bệnh viêm đường tiết niệu ở nam giới, nữ giới và trẻ em

Thông thường, viêm đường tiết niệu sẽ có một số biểu hiện chung, điển hình ở tất cả những người có khả năng mắc bệnh. Cụ thể là:

  • Thường xuyên muốn đi tiểu hoặc đi tiểu. Đặc biệt, cảm giác muốn đi vệ sinh liên tục nhưng thực tế mỗi lần đi lượng nước tiểu lại rất ít.
  • Mỗi lần đi tiểu có cảm giác đau buốt, rất khó chịu
  • Đi tiểu khó, tiểu rắt. Nước tiểu có màu đục khác thường
  • Vùng bụng dưới đau, ậm ạch khó chịu và có biểu hiện nóng rát
  • Nếu hiện tượng viêm nhiễm không được ngăn chặn, thận và dạ con bị ảnh hưởng sẽ gây nên biểu hiện đau lưng, sốt, ớn lạnh, nôn hoặc buồn nôn

Phân biệt sự khác nhau về dấu hiệu viêm đường tiết niệu ở nam giới, nữ giới và trẻ em

vicare.vn-dau-hieu-viem-duong-tiet-nieu-o-nam-gioi-nu-gioi-va-tre-em-giong-va-khac-nhau-nhu-nao-body-1
Viêm đường tiết niệu ở nữ chiếm số lượng lớn người mắc bệnh

Viêm đường tiết niệu ở nữ

Mặc dù biểu hiện ở cả nam và nữ khi mắc viêm đường tiết niệu đều là các triệu chứng trên, thế nhưng đối với phụ nữ sẽ có thêm các đặc điểm khác như:

  • Xuất hiện kèm theo bệnh phụ khoa như ra huyết trắng, khí hư có mùi hôi, khí hư màu trắng đục hoặc hơi xanh
  • Cảm giác đau rát khi quan hệ vợ chồng
  • Cảm giác ngứa ngáy rõ rệt ở vùng kín
  • Khó có thai mặc dù không sử dụng biện pháp tránh thai
  • Ở một số phụ nữ, triệu chứng rõ rệt nhất là chuột rút và đau cơ xung quanh vùng chậu
vicare.vn-dau-hieu-viem-duong-tiet-nieu-o-nam-gioi-nu-gioi-va-tre-em-giong-va-khac-nhau-nhu-nao-body-2
Không nên chủ quan dấu hiệu viêm đường tiết niệu ở nam giới

Viêm đường tiết niệu ở nam giới

  • Nam giới mắc bệnh có số lần đi tiểu trên 20 lần/ngày hoặc cứ 15 phút đi tiểu một lần. Cảm giác đau rát xuất hiện ở bìu, đùi, tầng sinh môn.
  • Một số trường hợp trước và sau khi xuất tinh sẽ thấy đau rát nên họ ngại “yêu” hơn.
  • Dương vật của nam thường xuyên bị sưng, tấy đỏ, nhất là ở đầu dương vật.
  • Ở nam giới có thêm hiện tượng tiết dịch bất thường ở phần đầu dương vật. Đây là dấu hiệu không thể tránh khỏi khi mắc bệnh, tình trạng chảy dịch nhầy, chảy mủ vàng hoặc hơi xanh sẽ nhiều hơn khi ngủ dậy vào lúc sáng sớm.
vicare.vn-dau-hieu-viem-duong-tiet-nieu-o-nam-gioi-nu-gioi-va-tre-em-giong-va-khac-nhau-nhu-nao-body-3
Viêm đường tiết niệu ở trẻ em có thể bắt nguồn từ việc đóng bỉm

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em

Trẻ sơ sinh và nhũ nhi sẽ có triệu chứng kín đáo, khó phát hiện do độ tuổi còn nhỏ. Một số bé lớn hơn có dấu hiệu bệnh rõ nét nhưng đa số trẻ đều không ý thức được bệnh lý mình đang mắc phải là gì. Cha mẹ khi chăm sóc trẻ cần đặc biệt chú ý những triệu chứng sau đây:

  • Trẻ có biểu hiện sốt nhẹ hay sốt kéo dài, đôi khi sốt cao. Tuy nhiên 10 – 15% trẻ lại không sốt mà có dấu hiệu hạ thân nhiệt.
  • Bé quấy khóc hơn bình thường và không thể dỗ nín bằng cách ôm ấp, cho bú. Trẻ biếng ăn, chơi kém. Đôi khi có rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, nôn bất thường không rõ nguyên nhân.
  • Đặc biệt, khi trẻ sốt, sờ vào bụng của trẻ sẽ thấy trẻ khóc to hơn, la hét hoảng hốt
  • Trẻ tiểu không liên tục, ngắt quãng do tiểu khó, khóc khi tiểu do đau, són tiểu
  • Mùi nước tiểu rất hôi, khai nồng
  • Một số trẻ lớn hơn sẽ có động tác sờ tay vào chỗ kín do đau, khó chịu khi đi tiểu
  • Trẻ đi tiểu nhiều lần làm một số phụ huynh hoặc bảo mẫu nhầm lẫn, có thể đánh giá sai hành vi của bé. Điều này rất nguy hiểm do việc phát hiện trễ hoặc chữa không đúng bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ em sẽ gây ra nhiều biến chứng.

Đâu là tác nhân hình thành các dấu hiệu viêm đường tiết niệu ở nam giới, nữ giới và trẻ em?

Tác nhân gây viêm đường tiết niệu ở nữ giới

  • Do cấu tạo giải phẫu (niệu đạo ngắn và thẳng, gần với hậu môn) nên rất dễ dẫn tới viêm đường tiết niệu ở nữ.
  • Thói quen vệ sinh hằng ngày không khoa học như: lau chùi khi đi cầu, dùng sai dung dịch vệ sinh phụ nữ, thụt rửa âm đạo sâu, ...
  • Không vệ sinh đúng cách trước và sau khi quan hệ vợ chồng, tần suất “yêu” nhiều lần trong thời gian ngắn.
  • Nhịn tiểu, uống ít nước, ...
  • Thời kỳ mang thai tử cung chèn ép lên niệu quản và thận, thời kỳ hậu sản do phải thông tiểu không đảm bảo vô khuẩn, thủ thuật Forceps, đại kéo thai, giác hút, ...

Tác nhân gây viêm đường tiết niệu ở nam giới

  • Do phì đại tuyến tiền liệt
  • Mắc phải các bệnh lây qua đường tình dục như lậu, giang mai, ...
  • Chấn thương dương vật do thủ dâm, tình dục mạnh bạo, ...
  • Bị bệnh sỏi thận hay niệu đạo hẹp
  • Kích ứng với hóa chất trong xà phòng, nước hoa, bao cao su, ...

Tác nhân gây viêm đường tiết niệu ở trẻ em

  • Bé gái: do cấu tạo sinh lý chung ở nữ nên rất dễ bị viêm nhiễm
  • Bé trai: dị dạng đường tiểu như hẹp hay dài bao quy đầu khiến nước tiểu bị ứ đọng gây viêm đường tiết niệu ngược dòng
  • Đóng bỉm cho bé không đúng quy cách, nhất là khi nước tiểu và phân lẫn lộn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển
  • Do phụ huynh hoặc bảo mẫu vệ sinh sai cách mỗi lần trẻ đi tiêu hoặc đi tiểu

Sự nguy hiểm do viêm đường tiết niệu gây ra

Đối với người lớn

  • Viêm đường tiết niệu ở nữ và nam giới đều ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, thậm chí có nguy cơ gây vô sinh do tắc vòi trứng, viêm ống dẫn tinh, tinh hoàn, túi tinh, ...
  • Đối với phụ nữ mang thai có thể bị sảy thai, sinh non nếu không ngăn chặn bệnh kịp thời
  • Nguy cơ viêm ngược dòng lên niệu quản, đài bể thận ở nam giới bị viêm đường tiểu
  • Chất lượng đời sống tình dục đi xuống do ảnh hưởng đến cảm xúc và gây đau, giảm ham muốn
  • Cảnh báo khả năng mắc các bệnh lây qua đường tình dục
  • Suy giảm sức đề kháng cơ thể
vicare.vn-dau-hieu-viem-duong-tiet-nieu-o-nam-gioi-nu-gioi-va-tre-em-giong-va-khac-nhau-nhu-nao-body-4

Đối với trẻ em

  • Viêm đường tiết niệu không chỉ làm cho trẻ bị đau, giảm cân, quấy khóc mà còn để lại biến chứng nguy hiểm như: bị áp xe quanh thận, viêm thận, bể thận cấp, nhiễm trùng huyết, suy thận cấp, ...
  • Ngoài ra, do trẻ còn nhỏ nên khó phát hiện bệnh hoặc cho cha mẹ ít quan tâm, chẩn đoán sai bệnh, tự ý điều trị tại nhà khiến cho tình trạng bệnh của trẻ nặng hơn, khó điều trị, dễ tái phát, ...

Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm đường tiết niệu

Để xác định chính xác những triệu chứng lâm sàng trên có phải là viêm đường tiết niệu ở nữ, nam giới và trẻ em hay không, ngoài thăm khám thực thể bác sĩ sẽ dùng một số phương pháp sàng lọc trong Y khoa. Từ kết quả thu nhận được, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất.

Dưới đây là một vài kỹ thuật hay được áp dụng:

  • Xét nghiệm nước tiểu: nhân viên y tế thực hiện lấy mẫu nước tiểu của bệnh nhân để tổng phân tích. Một lưu ý đối với quá trình lấy mẫu phẩm là bệnh nhân cần lấy nước tiểu giữa dòng để không bị ngoại nhiễm. Phương pháp xét nghiệm vi sinh bao gồm: nhuộm soi và nuôi cấy phân lập vi khuẩn
  • Nếu có nghi ngờ những bất thường, bác sĩ có thêm chỉ định siêu âm, chụp CT để có hình ảnh rõ ràng hơn.
  • Một số trường hợp, bệnh nhân cần dùng thêm thuốc cản quang để nhìn rõ hơn cấu trúc bên trong đường tiết niệu. Hoặc thông qua niệu đạo, đèn soi được đưa vào bàng quang để quan sát.
  • Ngoài ra, kỹ thuật kháng sinh đồ có thể được vận dụng nhằm tìm ra loại kháng sinh thích hợp để điều trị bệnh hiệu quả nhất.

Viêm đường tiết niệu nếu không điều trị sớm sẽ để lại nhiều bất tiện, khó chịu, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Do vậy, khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh phải tới bệnh viện, cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, xác định nguyên nhân gây bệnh để từ đó có hướng trị bệnh thích hợp.

Cách phòng bệnh viêm đường tiết niệu

Phòng bệnh viêm đường tiết niệu ở người lớn

  • Uống nhiều nước, có thể uống thêm nước mát nấu từ nước râu ngô, bông mã đề, ... để giúp làm loãng nước tiểu, loại bỏ vi khuẩn.
  • Trước và sau khi quan hệ tình dục cần vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là đi tiểu ngay sau khi quan hệ xong. Chung thủy một vợ một chồng, sử dụng bao cao su để tránh bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
  • Phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt cần thay băng vệ sinh thường xuyên.
  • Không được nhịn tiểu
  • Không mặc quần áo và đồ lót quá chật, khó thoát mồ hôi
  • Tránh sử dụng các chất có thể gây kích ứng niệu đạo như xà phòng, chất khử mùi, nước hoa, ...

Phòng bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ em

  • Để phòng tránh nhiễm khuẩn tiết niệu cho trẻ, phụ huynh cần luôn quan tâm đến vấn đề vệ sinh và sinh hoạt thường ngày của trẻ. Bé gái cần được vệ sinh vùng kín từ trước ra sau. Còn với bé trai hãy quan sát nếu thấy tia tiểu nhỏ hoặc phồng bao quy đầu.
  • Đối với trẻ nhỏ cần lau khô, thay tã ngay sau khi đi vệ sinh, cần quan sát có cặn trắng ở bỉm mỗi khi thay bỉm không.
  • Trẻ cần được cho uống nước đầy đủ hàng ngày. Cung cấp đủ rau, củ, quả để tăng thêm lượng nước cho cơ thể.
  • Nếu phát hiện những bất thường về đường tiết niệu cần đưa trẻ đi khám để được tư vấn và điều trị.

Xem thêm:

  • Viêm đường tiết niệu có ảnh hưởng gì?
  • 5 địa chỉ điều trị bệnh viêm đường tiết niệu uy tín tại Hà Nội