Dấu hiệu thai lưu không ra máu cực kỳ nguy hiểm mẹ bầu nên cảnh giác

Khái niệm sẩy thai hay thai lưu không còn xa lạ với mọi người. Nhưng hiện tượng thai lưu không ra máu thì vẫn còn là khái niệm khá lạ lẫm. Vậy hiện tượng này có nguy hiểm không và hướng xử lý sẽ được thực hiện ra sao. Hãy cùng Vicare tìm hiểu rõ hơn về thai lưu không ra máu, qua đó giúp các mẹ bầu cảnh giác hơn.

Dấu hiệu thai lưu không ra máu cực kỳ nguy hiểm mẹ bầu nên cảnh giác Dấu hiệu thai lưu không ra máu cực kỳ nguy hiểm mẹ bầu nên cảnh giác

1. Thai lưu không ra máu là gì và có nghiêm trọng không?

Hiện tượng thai lưu không ra máu là một trong những mối đe dọa tiềm ẩn đối với bà bầu chẳng may bị thai chết lưu.

Thông thường, dấu hiệu cảnh báo cho bà bầu về việc thai lưu thường là sẽ xuất huyết âm đạo, sau đó là sẩy thai tự nhiên. Trừ một vài trường hợp thai lưu mà mẹ có sử dụng thuốc nội tiết trước đó sẽ chậm ra máu hơn, nhưng đa số đều có ít hoặc nhiều.

vicare.vn-dau-hieu-thai-luu-khong-ra-mau-cuc-ky-nguy-hiem-me-bau-nen-canh-giac-body-1
Thai phụ bị thai lưu không ra máu cần loại bỏ thai càng sớm càng tốt

Thai lưu không ra máu là trường hợp thai nhi đã không còn sự sống trong tử cung, nhưng lại không xuất huyết. Hiện tượng này đã “tắt” báo động điển hình đến người mẹ, do đó bà bầu khó có thể phát hiện sớm. Nhiều mẹ bầu thậm chí không có bất kỳ tín hiệu nào khi thai bị lưu.

Điều này khiến thời gian thai lưu nằm trong tử cung lâu hơn, gây nguy hiểm cho cơ thể.

Biến chứng nguy hiểm nhất của thai lưu không ra máu là khả năng vi khuẩn xâm nhập vào buồng ối, dạ con gây nhiễm khuẩn trầm trọng. Lúc này tính mạng của người mẹ bị ảnh hưởng. Với một số bà bầu còn có thể bị rối loạn đông máu, dẫn đến băng huyết nặng.

Phát hiện muộn khiến việc điều trị tốn nhiều thời gian, hồi phục lâu hơn các trường hợp thai lưu khác. Do vậy, nếu muốn có thai trở lại mẹ cần chờ thêm lâu hơn để tránh lưu thai có thể lặp lại.

2. Làm sao để nhận biết được dấu hiệu thai lưu không ra máu?

Từ những nguy hiểm do thai lưu không ra máu và đặc trưng của bệnh lý này, một câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để nhận biết được dấu hiệu thai lưu không ra máu để kịp thời có phương án điều trị?

Phương pháp được cho rằng đơn giản và tốt nhất giúp mẹ bầu có thể phát hiện sớm hiện tượng này là siêu âm và khám thai định kỳ. Khi nhận thấy dấu hiệu bất thường dưới đây, các mẹ cần lập tức đến bệnh viện để được kiểm tra và chẩn đoán có nằm trong trường hợp thai lưu không ra máu hay không:

  • Các biểu hiện ốm nghén bỗng nhiên biến mất hoặc không còn nhiều như trước (nếu bị thai lưu trong những tháng đầu)
  • Không còn thấy thai máy hoặc đạp nữa
  • Bụng nhỏ dần chứ không gia tăng dần về kích thước
  • Khi thai đã chết lưu nhưng không ra máu, bạn sẽ thấy bụng hơi nặng, khó chịu xốn xang trong bụng. Một số người còn bị đau bụng và đi ngoài bất thường.
  • Nước ối có thể vỡ sớm hơn dự tính rất nhiều. Đây là trường hợp khẩn cấp, cần can thiệp sớm để không gây nhiễm trùng.
  • Thời gian thai chết lưu không ra máu ở trong tử cung lâu gây ảnh hưởng đến mẹ, tạo cảm giác mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, hôi miệng hoặc âm đạo chảy mủ khác lạ, ...
vicare.vn-dau-hieu-thai-luu-khong-ra-mau-cuc-ky-nguy-hiem-me-bau-nen-canh-giac-body-2
Đau bụng có thể là một dấu hiệu thai lưu không ra máu

Dựa vào những dấu hiệu trên, mẹ cần đi thăm khám ngay để hạn chế tối đa những nguy hại cho sức khỏe và khả năng sinh sản trong tương lai do thai lưu không ra máu gây ra.

3. Cách điều trị và xử lý thai lưu không ra máu

Đối với những mẹ chẳng may bị thai lưu không ra máu, việc điều trị là vô cùng quan trọng và cấp thiết. Các phương án điều trị cần được bác sĩ sản khoa đưa ra sau khi đã thăm khám xét nghiệm, để hạn chế tối đa những tác hại mà mẹ bầu có nguy cơ phải đối mặt do nhiễm khuẩn.

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, thời gian thai lưu không ra máu diễn ra đã bao lâu, phát hiện sớm hay trễ, thai to hay nhỏ mà bác sĩ cân nhắc hướng xử lý tốt nhất cho thai phụ, bảo tồn được chức năng hoạt động của cơ quan sinh sản.

Cụ thể hơn, nếu thai lưu nhỏ, tình hình không nghiêm trọng thì phương pháp điều trị tối ưu nhất là dùng thuốc để phá thai, tiêu biến đi bào thai trong bụng. Ngược lại, khi thai đã phát triển ở một kích thước nhất định, không thể uống thuốc thì cần can thiệp bằng cách nạo hoặc hút thai. Chưa kể đến trường hợp cấp cứu trễ do phát hiện muộn thì cần tiến hành xử lý ngay các ổ nhiễm trùng.

Thai phụ tuyệt đối không được tự tiện tìm cách điều trị thai lưu không ra máu ở nhà vì điều này sẽ rất nguy hiểm, hậu quả khó lường. Bà bầu nên lựa chọn bệnh viện điều trị uy tín, chất lượng, tiện nghi để an toàn cho chính mình và đảm bảo sức khỏe sinh sản về sau.

Các mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi để cơ thể hồi phục sau khi được điều trị thai lưu không ra máu. Nên tuân theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ về chế độ ăn uống cũng như những điều cần tránh. Tái khám định kỳ để chắc chắn rằng vấn đề đã được xử lý trọn vẹn.

Xem thêm:

  • Dấu hiệu và cách phòng tránh thai chết lưu
  • Mang thai lần đầu bị thai lưu có nguy hiểm không?