Dấu hiệu sắp sinh trong 24h

Vào những ngày cuối thai kỳ các mẹ sẽ có tâm trạng háo hức trông ngóng em bé ra đời. Tuy nhiên có nhiều mẹ bầu vẫn chưa nắm rõ được các dấu hiệu sắp chuyển dạ để chuẩn bị đầy đủ mọi thứ, nhất là đối với những người sinh con lần đầu. Vậy làm thế nào để giải quyết tình trạng này?

Dấu hiệu sắp sinh trong 24h Dấu hiệu sắp sinh trong 24h

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn đọc các dấu hiệu sắp sinh trong 24h một cách chính xác nhất để mọi người cùng tham khảo.

1. Chuyển dạ là gì?

Chuyển dạ là quá trình sinh lý của cơ thể làm cho thai nhi được đưa ra ngoài tử cung bằng con đường âm đạo. Một em bé được coi là đủ tháng khi quá trình chuyển dạ xảy ra trong khoảng từ tuần 38 đến cuối tuần 42 trong bụng mẹ.

Quá trình chuyển dạ gồm có 3 giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Mở cổ tử cung

Tử cung sẽ được mở trong thời kỳ đầu một cách chậm chạp nên sẽ ít nhận thấy sự thay đổi và biểu hiện bằng các cơ co ngắn rồi ngắt quãng một đoạn dài rồi sau đó tiếp tục.

Tiếp theo đó sẽ là những cơn co dài, nhanh và mạnh hơn. Người mẹ có thể cảm thấy sự chuyển dạ đang diễn ra dồn dập, cổ tử cung có thể mở hết ra lên đến 10 cm.

Giai đoạn 2: Em bé chào đời

Đây là thời gian em bé được ra đời bằng cách rặn ra bên ngoài tử cung. Người mẹ sẽ cảm nhận được áp lực đầu bé đè lên tiểu khung và cứ mỗi cơn co thì sức nặng lại tăng lên và tăng cảm giác mót rặn. Mẹ bầu cần kết hợp thở đều đặn để cơ thể được thoải mái hơn.

Em bé sẽ tiếp tục đi sâu vào phần tiểu khung sau mỗi cơn rặn của mẹ và cơ đáy chậu sẽ giãn ra lần lần giúp cho quá trình vượt cạn thành công.

Khi đầu bé được nhìn thấy ở âm đạo là lúc nữ hộ sinh sẽ thông báo với bạn và hướng dẫn cách rặn để bé được sinh ra nhẹ nhàng từ tốn.

Sau khi chào đời bé sẽ được đặt lên bụng mẹ và lau khô bằng khăn sạch rồi đặt trực tiếp da kề da trên ngực mẹ.

Giai đoạn 3: Nhau thai sổ ra ngoài

Sau khi bé được sinh ra một thời gian thì tử cung vẫn tiếp tục những cơn co thắt nhẹ để đẩy nhau thai ra ngoài và co lại sau khi bánh nhau được đẩy ra ngoài hoàn toàn. Nữ hộ sinh sẽ lấy bánh nhau và màng nhau ra để kiểm tra sự nguyên vẹn của bánh nhau và màng nhau.

vicare-loi-dia-dem-la-gi-co-chua-duoc-khong-body-1

2. Dấu hiệu sắp sinh trong 24h

2.1. Mẹ bầu cảm thấy bụng tụt xuống dưới

Khi thai nhi càng lớn dần lên thì mẹ bầu sẽ có cảm giác khó thở do em bé đè lên cơ hoành của mẹ. Do đó khi mẹ cảm thấy hít thở thoải mái hơn trước thì đó là lúc bé đã tụt xuống sâu vào vùng tiểu khung và chuẩn bị chào đời. Đồng thời kèm theo cảm giác buồn tiểu do thai nhi đè trực tiếp lên bàng quang.

2.2. Các cơn co tử cung dồn dập

Khi gần đến ngày dự sinh, tử cung sẽ có những cơn co khiến mẹ cảm thấy khó chịu. Quan trọng là cần phải phân biệt những cơn co thông thường và khi gần sinh. Không giống những cơn thông thường, khi gần sinh sẽ đau hơn nhiều với cường độ mạnh là liên tục, khoảng 5- 7 phút cho một cơn. Hoặc thậm chí đau đến mức không thể làm việc hay nói chuyện được.

2.3. Vỡ nước ối

Đây chính là dấu hiệu chính xác cho biết bạn cần đi đến bệnh viện gấp vì nếu để nước ối thoát ra ngoài quá lâu thì môi trường sống của thai nhi bị suy giảm và nguy hiểm đến tính mạng của bé.

Có nhiều trường hợp nước ối không chảy ra ồ ạt mà chỉ rỉ từng chút một là do lúc đó đầu của em bé đã lộn ngược xuống dưới và ngăn chặn nước ối thoát ra ngoài nhanh. Theo thống kê khoảng 80% phụ nữ vỡ ối thường sinh sau đó 12 tiếng.

vicare-dau-hieu-sap-sinh-trong-24h-body-1

3. Bà bầu cần làm gì khi đã có các dấu hiệu sắp sinh?

3.1. Thả lỏng cơ thể và hít thở nhịp nhàng

Việc làm này sẽ giúp đầu óc của sản phụ được thư giãn đồng thời phần nào giảm bớt đi sự đau đớn. Trong giai đoạn đầu tiên nên thở ra nhè nhẹ và thở chậm bằng miệng rồi hít sâu vào bằng mũi. Khi thở chỉ nên dùng phần trên của cơ thể, tránh dùng phần dưới vì có những cơn đau dồn dập.

3.2. Tập quen dần với các cơn chuyển dạ

Tùy vào mỗi thai phụ mà mức độ đau biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên thay vì lo lắng, hoảng sợ hay la hét thì người mẹ cần giữ bình tĩnh và tự xây dựng cho mình lòng tin rằng bản thân sẽ vượt qua được cơn đau này. Mỗi cơn đau là một dấu hiệu tích cực của quá trình chuyển dạ và sau mỗi cơn thì thời khắc em bé chào đời càng đến gần hơn.

3.3. Tập luyện tư thế chuyển dạ

Bà bầu có thể đi lại nhẹ nhàng, dựa vào tường và lắc lư nhẹ nhàng vùng chậu để sức nặng của em bé sẽ dồn ra phía trước làm giảm áp lực lên xương sống. Ngoài ra còn có thể ngồi trên ghế và ngả người ra trước đồng thời dang rộng hai chân để các cơn co thắt tiến triển mạnh hơn.

3.4. Thực hiện can thiệp y khoa

Cho đến khi các cơn đau vượt quá mức chịu đựng hoặc thai phụ sợ không đủ sức vượt cạn thì bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng thuốc giảm đau, gây tê hoặc an thần để làm dịu các cơn đau và những biến chứng khác.

Trên đây là những dấu hiệu sắp sinh trong 24h giúp các mẹ dễ dàng nhận biết để đến bệnh viện chuẩn bị cho quá trình vượt cạn. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ mang lại nhiều kiến thức hữu ích để tránh những trường hợp xấu nhất trước khi đến bệnh viện.

Xem thêm:

  • Cảm cúm có phải dấu hiệu mang thai?
  • 6 dấu hiệu thông báo mẹ bầu sắp chuyển dạ
  • Mẹ bầu nên ăn gì để chuyển dạ sớm