Dấu hiệu nhiễm độc thai nghén giai đoạn đầu và cuối thai kì

Nhiễm độc thai nghén là một bệnh lý chỉ phát sinh trong thời kỳ thai nghén, tập trung nhiều vào thời điểm 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối. Mắc triệu chứng này, sản phụ có nguy cơ cao bị tiền sản giật, sản giật hoặc ngạt thở trẻ sơ sinh nếu không điều trị kịp thời.

Dấu hiệu nhiễm độc thai nghén giai đoạn đầu và cuối thai kì Dấu hiệu nhiễm độc thai nghén giai đoạn đầu và cuối thai kì

Hiểu rõ những dấu hiệu nhận biết nhiễm độc thai nghén và các biến chứng có thể xảy ra là việc làm cần thiết đối với mỗi bà bầu.

Dấu hiệu nhiễm độc thai nghén 3 tháng đầu thai kì

Nhiễm độc thai nghén 3 tháng đầu được chia thành 2 mức độ: nhiễm độc thai nghén nhẹ và nhiễm độc thai nghén nặng.

Dấu hiệu nhiễm độc thai nghén nhẹ

Khi mới bắt đầu có thai, phần đông chị em sẽ thấy xuất hiện triệu chứng nhiễm độc thai nghén nhẹ mà dân gian hay gọi là “ốm nghén”. Ốm nghén có biểu hiện: mệt mỏi, gầy gò, xanh xao, hay bị lợm giọng, cảm giác buồn nôn, thỉnh thoảng ứa ra nước miếng hoặc có thể nôn ọe thật sự. Thai phụ thường sợ cơm và những loại thức ăn mà trước đây rất thích, tuy nhiên lại cảm thấy thèm đồ ăn vặt nhiều hơn, nhất là các thức ăn có vị chua và ngọt.

Nhiễm độc thai nghén nhẹ ở 3 tháng đầu thai kỳ sẽ biểu hiện từ lúc có thai gần 1 tháng kéo dài đến 3 tháng. Sau khi thai nhi đủ 3 tháng tuổi, tình trạng ốm nghén sẽ giảm dần rồi biến mất, thai phụ trở lại tình trạng bình thường. Nhiễm độc thai nghén nhẹ có thể làm cho bà bầu bị gầy sút đi nhưng sẽ không gầy yếu nặng.

Giai đoạn này thai phụ chỉ cần nghỉ ngơi hợp lí, đừng ăn một bữa quá no mà chia làm nhiều bữa trong ngày. Có thể sử dụng thuốc an thần để chống nôn theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý dùng bất kì loại thuốc gì.

Dấu hiệu nhiễm độc thai nghén nặng

Ban đầu, thai phụ cũng có những triệu chứng như ốm nghén nhẹ nhưng sẽ xảy ra sớm hơn. Tình trạng nhiễm độc thai nghén sẽ mỗi ngày một nặng hơn, thậm chí là nôn mửa rất nhiều. Bà bầu ăn gì vào đều nôn ra hết. Sau khi nôn sạch thức ăn trong bụng vẫn tiếp tục nôn ra nước dãi, nôn khan. Nhiễm độc thai nghén nặng khiến cơ thể thai phụ mất nước, gầy sút trông thấy. Trường hợp này tốt nhất hãy tìm gặp bác sĩ chuyên khoa sản để được thăm khám và chữa trị giảm bớt triệu chứng.

vicare.vn-dau-hieu-nhiem-doc-thai-nghen-giai-doan-dau-va-cuoi-thai-ki-body-1

Dấu hiệu nhiễm độc thai nghén 3 tháng cuối thai kì

Phù cả hai chân

Phù thường xuất hiện vào giai đoạn cuối của thai nghén (khoảng từ tháng thứ 7). Ấn ngón tay vào mắt cá chân thai phụ, nếu có dấu hiệu lõm của ngón tay trên da, đó chính là phù. Những người bị phù nặng có thể thấy dấu hiệu cả ở mặt và hai tay. Đối với thai phụ bị phù do thai chèn ép, chỉ cần được nằm nghỉ ngơi và gác cao chân lên gối sẽ giảm bớt triệu chứng phù. Nhưng với những bà bầu bị nhiễm độc thai nghén, triệu chứng phù ở chân sẽ không giảm sau khi nghỉ ngơi, cân nặng của mẹ thường tăng nhanh tới 500 gam mỗi tuần, tất cả là do hiện tượng giữ nước trong cơ thể thai phụ.

Protein niệu (có đạm trong nước tiểu)

Để biết được dấu hiệu nhiễm độc thai nghén này, thai phụ cần làm xét nghiệm nước tiểu. Kết quả cho thấy lượng protein niệu lớn hơn 0,3 g/l chứng tỏ thai kỳ không bình thường, cần thiết phải được theo dõi nhiễm độc thai nghén.

Tăng huyết áp

Ở những thai phụ có nhiễm độc thai nghén, vào 3 tháng cuối của thai kì, huyết áp tối đa có thể tăng lên khoảng 30mmHg và huyết áp tối thiểu có thể tăng lên khoảng 15mmHg so với trước khi mang thai. Hoặc thai phụ có huyết áp lớn hơn 140/90mmHg cần được theo dõi và điều trị nhiễm độc thai nghén ngay lập tức.

Biến chứng của nhiễm độc thai nghén

Tiền sản giật

Thai phụ cảm thấy choáng váng, bắt đầu có hiện tượng mắt mờ, đôi khi buồn nôn, xét nghiệm nước tiểu cho kết quả protein niệu tăng đến 0,5 g/l, phù hai chân không giảm mà ngày càng nặng hơn, tiểu ít nhưng đặc biệt chưa có cơn giật. Khi huyết áp cao hơn 160/100 mmHg trong khi đó việc điều trị không làm giảm bớt, bắt buộc phải lấy thai ra ngay, nếu không có khả năng cao dẫn đến cơn sản giật.

vicare.vn-dau-hieu-nhiem-doc-thai-nghen-giai-doan-dau-va-cuoi-thai-ki-body-2

Sản giật

Đa số xảy ra ở thời kỳ cuối của thai kì, trong lúc chuyển dạ hoặc cả sau khi sinh. Sản giật hay gặp ở phụ nữ mang thai con so (con đầu lòng) nhiều hơn con rạ (con thứ hai trở đi), thường xảy ra khi thai được 30 tuổi trở đi. Sản phụ sẽ lên cơn giật và rơi vào hôn mê, kèm theo phù nặng, tăng huyết áp và có protein niệu. Toàn thân co cứng, mắt đảo lên trời, đầu ưỡn ra sau rồi ngừng thở. Sau đó sẽ chuyển rất nhanh sang cơn giật run, mạch đập nhanh, co giật mặt và giật mạnh ở tay chân, có khả năng cắn trúng lưỡi và sùi bọt mép, mặt tái xanh rồi dần dần xám xịt. Khi co giật giảm dần, sản phụ sẽ hôn mê rồi thở rống lên. Nếu không được can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến suy tim, phù phổi hoặc chảy máu não, thậm chí là tử vong cả mẹ lẫn con

  • Sản giật trước sinh: cơn giật có thể gây ra sinh non, thai nhi sinh ra thường tử vong. Nếu được điều trị tốt, sản phụ hoàn toàn có thể chuyển dạ đẻ thường, thai nhi sinh ra sống.
  • Sản giật trong khi chuyển dạ: cơn giật làm cơn co tử cung mạnh, nếu cổ tử cung mở chậm phải xử trí mổ lấy thai ngay lập tức để cứu đứa bé.
  • Sản giật sau sinh: đây là loại sản giật nhẹ hơn, các cơn giật xảy ra vài giờ sau sinh. Cần theo dõi từng cơn giật, đo huyết áp và thử nước tiểu thường xuyên và cấp cứu nhanh chóng. Những sản phụ có cơn giật thì phải hết sức đề phòng chảy máu nhiều sau sinh (băng huyết). Nếu sản phụ đang sinh con tại trạm y tế thì phải chuyển ngay đến bệnh viện chuyên khoa sản sớm nhất có thể.

Để phòng biến chứng sản giật

  • Chú ý cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng (đường, đạm, vitamin, khoáng chất vi lượng, sắt, axit folic...).
  • Khám thai định kỳ, khi thấy xuất hiện phù cần đi khám ngay dù chưa đến lịch hẹn để được kiểm tra huyết áp, xét nghiệm nước tiểu.
  • Khi trạm y tế phát hiện sản phụ có triệu chứng phù, tăng huyết áp và protein niệu phải kịp thời khuyên hoặc chuyển bệnh nhân đến các bệnh viện có chuyên khoa sản để điều trị tích cực và sinh nở an toàn.

Khám nhiễm độc thai nghén ở đâu?

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Đây là hệ thống bệnh viện tư nhân lớn nhất tại Việt Nam, hiện nay đang có mặt tại 7 tỉnh thành phố (Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Nha Trang, Hải Phòng, Quảng Ninh, Kiên Giang). Khoa Sản Phụ Khoa tại hệ thống Bệnh viện Vinmec là địa chỉ khám và điều trị nhiễm độc thai nghén uy tín với khách hàng. Với đội ngũ chuyên gia uy tín, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại nước ngoài, cơ sở vật chất hiện đại và dịch vụ chuyên nghiệp. Vinmec xứng đáng là địa chỉ cho các sản phụ trao gửi niềm tin.

Xem thông tin cụ thể tại www.vinmec.com để đặt hẹn khám/tư vấn.

vicare.vn-dau-hieu-nhiem-doc-thai-nghen-giai-doan-dau-va-cuoi-thai-ki-body-3

Bệnh viện Phụ - Sản Trung ương (TP Hà Nội)

Bệnh viện chuyên khoa hạng 1, trực thuộc Bộ Y Tế. Bệnh viện đầu ngành chuyên khám bệnh, cấp cứu, chữa bệnh về chuyên ngành phụ khoa, sản khoa.

Điện thoại: 024 3825 2161

Địa chỉ: số 43, Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Bệnh viện chuyên khoa hạng 1 của thành phố Hà Nội trong lĩnh vực sản phụ khoa và kế hoạch hóa gia đình.

Địa chỉ:

Cơ sở 1: Số 929 - Đường La Thành - Ngọc Khánh - Ba Đình - Hà Nội. Điện thoại: CẤP CỨU: 0243 8343181 - ĐẶT LỊCH KHÁM: 1900 6922

Cơ sở 2: Số 38, Cảm Hội, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại: 0246 2785 746

Cơ sở 3: Số 10, Đường Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội. Điện thoại: 0243 3512 424

Bệnh viện Từ Dũ (TP Hồ Chí Minh)

Bệnh viện chuyên khoa phụ sản hạng 1 ở khu vực TP Hồ Chí Minh. Khám và điều trị các vấn đề liên quan đến sản - phụ khoa.

Điện thoại: 19007237 - 028 5404 2829

Địa chỉ: 284 Cống Quỳnh, Quận 1, TP HCM

Bệnh viện Hùng Vương (TP Hồ Chí Minh)

Bệnh viện Hùng Vương là bệnh viện chuyên khoa phụ sản đáng tin cậy tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tiền thân là chuyên khoa sản của Bệnh viện Chợ Rẫy ngày nay.

Điện thoại: 028 3855 8532

Địa chỉ: Số 128, Hồng Bàng, Phường 12, Quận 5, Tp.HCM.

Ngoài các bệnh viện tiêu biểu nêu trên, các sản phụ có thể khám nhiễm độc thai nghén tại bệnh viện phụ sản hoặc bệnh viện đa khoa có khoa sản tại địa phương cư trú.

Xem thêm:

  • Nhiễm độc thai nghén cần lưu ý điều gì?
  • Các dấu hiệu nhiễm độc thai nghén thường gặp nhất
  • Phù chân – dấu hiệu cực kỳ nguy hiểm do nhiễm độc thai nghén