Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm phát triển trí tuệ ở giai đoạn 1 tuổi

Có rất nhiều cha mẹ lo lắng về những biểu hiện khác thường của trẻ như trẻ chậm biết lẫy, khó ngóc đầu, chậm biết nói hơn với các đứa trẻ khác cùng lứa tuổi. Rất có thể đây là những dấu hiệu của trẻ chậm phát triển trí tuệ mà các bậc cha mẹ cần lưu ý.

Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm phát triển trí tuệ ở giai đoạn 1 tuổi Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm phát triển trí tuệ ở giai đoạn 1 tuổi

Có rất nhiều cha mẹ lo lắng về những biểu hiện khác thường của trẻ như trẻ chậm biết lẫy, khó ngóc đầu, chậm biết nói hơn với các đứa trẻ khác cùng lứa tuổi. Rất có thể đây là những dấu hiệu của trẻ chậm phát triển trí tuệ mà các bậc cha mẹ cần lưu ý.

Chậm phát triển trí tuệ ở trẻ được hiểu là sự khiếm khuyết trong phát triển trí não. Những đứa trẻ bị chậm phát triển trí tuệ sẽ có mức giới hạn thấp hơn mức bình thường về khả năng phát triển trí não, khả năng giao tiếp, học hỏi và thích nghi. Nguyên nhân của bệnh có thể do di truyền hoặc do trẻ bị sinh non, sinh ngạt làm tổn thương đến não của trẻ. Trong thời gian mang thai mẹ không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, lạm dụng những chất kích thích trong rượu, khói thuốc hoặc mẹ bị măc các bệnh như sởi, rubella, giang mai... Những dấu hiệu nhận biết trẻ chậm phát triên trí tuệ dưới 1 tuổi có các dấu hiệu sau:

Về thể chất

Trẻ chậm phát triển trí tuệ có những biểu hiện về ngoại hình như mắt lờ đờ, 2 mắt cách xa nhau, kích thước đầu của trẻ nhỏ hơn bình thường. Cơ thể trẻ yếu ớt, da tím tái và không khóc hoặc khóc ít ngay sau khi sinh. Đến 5 tháng mà trẻ vẫn chưa biết lẫy. Khi trẻ được 6 tháng tuổi mà vẫn ít hoạt động, không cử động nhiều, hay nằm lì một chỗ. Đến 8 tháng tuổi mà trẻ chưa biết ngóc đầu thì cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để tư vấn và điều trị.
vicare.vn-dau-hieu-nhan-biet-tre-cham-phat-trien-tri-tue-o-giai-doan-1-tuoi-body-1

Về khả năng vận động

Khả năng vận động của trẻ chậm phát triển trí tuệ có biểu hiện như khi ta bế trẻ lên, cơ thể trẻ duỗi đờ, quá mềm hoặc quá cứng và không có phản xạ co người lại. Khi cha mẹ giúp trẻ đứng, hai chân của trẻ luôn trong trạng thái bị bắt chéo nhau. Bàn tay trẻ hay nắm chặt, không chịu mở như lúc mới sinh. Có thể đến 7 tháng tuổi mà trẻ vẫn chưa xuất hiện những động tác nhai.Trẻ lẫy, ngồi, đứng và tập đi đểu chậm hơn so với những đứa trẻ khác cùng các cử động tay chân lóng ngóng, không khéo léo khi vận động. Chính vì vậy nhiều khi cha mẹ rất khó khăn trong việc mặc quần áo cho trẻ.

Về mặt nhận thức

Trẻ quá thụ động nằm suốt ngày, dường như trẻ rất thờ ơ không muốn tìm tòi khám phá thế giới xung quanh. Trẻ phản ứng chậm với những âm thanh hay hình ảnh diễn ra xung quanh trẻ. Đến 5 tháng tuổi mà trẻ hoàn toàn chưa có những phản ứng muốn nhận biết, tìm hiểu, hay phản ứng với mọi người và vật thể thì cha mẹ nên lưu ý vì đây rất có thể là một trong những biểu hiên của trẻ chậm phát triển trí tuệ.
vicare.vn-dau-hieu-nhan-biet-tre-cham-phat-trien-tri-tue-o-giai-doan-1-tuoi-body-2

Về khả năng ngôn ngữ

Khả năng ngôn ngữ của trẻ bị hạn chế như việc trẻ 3 tháng tuổi mà vẫn không biết mỉm cười khi được trêu đùa hoặc trò chuyện, đến 4 tháng tuổi mà trẻ vẫn ít phản ứng với tiếng kêu của các đồ chơi phát ra âm thanh như chuông, kèn hay lục lạc.Trẻ bắt đầu học nói muộn hơn những đứa trẻ khác, ngôn ngữ nói của trẻ rời rạc, không rõ ràng.

Những lưu ý cho cha mẹ khi có trẻ bị chậm phát triển trí tuệ

Bố mẹ nên dành nhiều thời gian cho trẻ để trò chuyện, giao tiếp với trẻ. Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Ngoài ra cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên sâu để được gặp bác sĩ tư vấn và điều trị.

Trên đây là những dấu hiệu nhận biết trẻ chậm phát triển trí tuệ mà HoiBenh đã chia sẻ cho các bạn. Hi vọng bài viết này sẽ giúp các bậc cha mẹ có thêm được những thông tin và kiến thức cần thiết trong quá trình chăm sóc, nuôi dạy trẻ.
>>> Xem thêm: Các dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh chậm phát triển