Dấu hiệu nhận biết sớm hen suyễn ở trẻ sơ sinh

Hen suyễn ở trẻ sơ sinh thường được chia làm hai loại là hen ngoại sinh và hen nội sinh. Hen ngoại sinh chủ yếu do các tác nhân lông vật nuôi, phấn hoa, thời tiết... gây nên kích ứng đường hô hấp ở trẻ. Hen nội sinh không có tác nhân đặc biệt gây phát cơn hen.

Dấu hiệu nhận biết sớm hen suyễn ở trẻ sơ sinh Dấu hiệu nhận biết sớm hen suyễn ở trẻ sơ sinh

Hen suyễn là một bệnh lý liên quan đến hô hấp nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong ở trẻ sơ sinh. Do đó, bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh những rủi ro đáng tiếc. Dưới đây, HoiBenh xin cung cấp với các bậc phụ huynh một số dấu hiệu nhận biết hen suyễn sớm ở trẻ sơ sinh.

1. Hen suyễn ở trẻ sơ sinh là gì?

Bệnh hen suyễn khiến đường thở bị phù nề, co thắt, bị tắc nghẽn do chứa đầy chất nhầy khi tiếp xúc với chất kích thích. Bệnh hen suyễn ở trẻ sơ sinh thường mang yếu tố di truyền, nếu gia đình có người mắc bệnh hen suyễn thì nguy cơ trẻ mắc bệnh có thể lên tới 50%. Hen suyễn thường được chia làm hai loại là hen ngoại sinh và hen nội sinh. Hen ngoại sinh chủ yếu do các tác nhân lông vật nuôi, phấn hoa, thời tiết... gây nên kích ứng đường hô hấp ở trẻ. Hen nội sinh không có tác nhân đặc biệt gây phát cơn hen.

2. Dấu hiệu nhận biết hen suyễn ở trẻ sơ sinh

Ho liên tục, kéo dài

Trẻ sơ sinh bị hen suyễn thường ho ngắn, ho không có đờm, cơn ho kéo dài, liên tục. Đôi khi tiếng ho nghe giống tiếng rít, trẻ ho giống như đang bị thiếu oxy. Đây được xem là một triệu chứng điển hình của bệnh hen suyễn thường có ở trẻ sơ sinh.

Hơi thở gấp gáp

HoiBenh.vn_dau-hieu-nhan-biet-hen-suyen-som-o-tre-so-sinh-body-1

Tiếng thở khò khè là một dấu hiện nhận biết hen suyễn sớm ở trẻ sơ sinh

Nếu thấy trẻ có hiện tượng thở gấp, nặng nề, không đều, có cảm giác khò khè, đặc biệt có thể nghe thấy rõ âm thanh của những cơn co rít ở cổ họng khi trẻ hít vào thở ra thì có thể đó là triệu chứng của bệnh hen suyễn. Hắng giọng cũng là biểu hiện của bệnh hen suyễn nhưng ở trẻ sơ sinh biểu hiện này thường không thấy rõ. Thay vào đó, các mẹ có thể nghe thấy rõ âm thanh thở khò khè, cảm giác được trẻ đang bị vướng gì đó ở cỏ họng muốn đẩy ra. Đây là một phản ứng bình thường vì khi trẻ bị hen suyễn thường bị mắc dịch nhầy ở cổ họng.

Trẻ bị dị ứng trên da

Các phản ứng trên da như nổi mẩm, viêm da, bị chàm, nổi ban ở trên da đầu, cằm, lưng... có thể liên quan đến triệu chứng hen suyễn ở trẻ sơ sinh. Theo nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng trẻ sơ sinh có tiền sử bị dị ứng thì sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh hen suyễn. Các vết chàm tuy không phải là một dấu hiệu đặc trưng của hen suyễn nhưng tỷ lệ trẻ bị chàm và bị cả hen suyễn thường rất cao. Ngoài các dị ứng trên da, sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi cũng được xem là phản ứng của cơ thể khi tiếp xúc với chất kích thích đường hô hấp.

HoiBenh.vn_dau-hieu-nhan-biet-hen-suyen-som-o-tre-so-sinh-body-2

Trẻ bị dị ứng thường có nguy cơ mắc hen suyễn cao hơn trẻ bình thường.

Trẻ kém thích nghi với thời tiết lạnh

Trẻ bị hen suyễn thường rất mẫn cảm với thời tiết lạnh vào mùa đông. Khi thời tiết bắt đầu trở lạnh, trẻ bị hen suyễn sẽ liên tục gặp phải các vấn đề về hô hấp như ho, nghẹt mũi, hắt hơi, khó thở... Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị hen suyễn có thể xuất hiện tình trạng tím tái khi nhiệt độ bị giảm đột ngột.

Mẫn cảm với những tác nhân lạ

Trẻ bị hen suyễn thường sẽ xuất hiện những phản ứng mẫn cảm với một có tác nhân như: khói bụi, phấn hoa, một số loại đồ ăn, lông vật nuôi... Các phản ứng mẫn cảm này có thể là bị ho, khó thở, choáng khi tiếp xúc với các tác nhân gây mẫn cảm.

Bệnh hen suyễn là một bệnh lý mãn tính. Do vậy, bố mẹ nên quan sát nếu thấy trẻ có biệu hiện như trên thì nên đưa trẻ đến bệnh viện để khám và chẩn đoán chính xác tình trạng của bé. Để phòng hen suyễn ở trẻ sơ sinh, các bậc phụ huynh hạn chế chó trẻ tiếp xúc với các yếu tố gây phát cơn hen.

>>> Xem thêm: Bệnh hen suyễn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ