Dấu hiệu nhận biết nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim là một trong những bệnh lý tim mạch nguy hiểm nhất nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời. Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim sẽ có nguy cơ gây tử vong đột ngột, nhiều trường hợp tử vong dù trước đó hoàn toàn khỏe mạnh.

Dấu hiệu nhận biết nhồi máu cơ tim Dấu hiệu nhận biết nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim là một trong những bệnh lý tim mạch nguy hiểm nhất nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời. Bệnh có thể gây nguy cơ gây tử vong đột ngột, nhiều trường hợp tử vong dù trước đó hoàn toàn khỏe mạnh.

Nhồi máu cơ tim là gì?

Nhồi máu cơ tim là hiện tượng một phần cơ tim bị hủy khi lượng máu cung cấp đến phần đó bị giảm sút. Bệnh nhân nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời, vùng cơ tim bị tổn thương sẽ lan rộng và dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra nhồi máu cơ tim là do sự lấp/tắc một trong số các động mạch vành nuôi tim, do cục máu đông hình thành tại chỗ khi mảng xơ vữa bị nứt, vỡ ra. Ngoài ra, tình trạng co thắt mạch vành cũng có thể làm ngưng trệ dòng máu dẫn đến nuôi cơ tim.

Trong đó, 90% do xơ vữa động mạch vành, do hút thuốc lá làm tăng cholesterol máu, cao huyết áp, đái tháo đường, béo phì, những người thường xuyên bị sang chấn về tinh thần...là những nguy cơ hàng đầu làm bộc phát bệnh nhồi máu cơ tim.

Bên cạnh đó, về vấn đề di truyền, chưa thể khẳng định được nhưng đã có kết luận bệnh có yếu tố di truyền. Vì những người bị bệnh động mạch vành có tính chất di truyền nhiều gấp bốn lần số người không có tính chất di truyền.

vicare.vn-dau-hieu-nhan-biet-nhoi-mau-co-tim-body-1

Dấu hiệu nhận biết

Việc nhận biết và phát hiện những triệu chứng của bệnh nhồi máu cơ tim là cách giúp chúng ta được cấp cứu kịp thời và bảo toàn được sức khỏe. Để nhận biết sớm các triệu chứng, người bệnh có thể căn cứ vào các dấu hiệu sau:

  • Đau thắt, nóng ran ở ngực: bệnh nhân có cảm giác đau như bị đè ép, bóp chặt ở giữa ngực, diễn ra trong khoảng 5-15 phút (kéo dài hơn hẳn so với cơn đau thắt ngực ổn định thông thường), thường không quá 1 giờ.
  • Đau nhói ở phần trên của cơ thể: cổ, lưng, xương hàm, hoặc lang dọc theo cánh tay, đặc biệt là tay trái. Có thể có kèm theo các triệu chứng như vã mồ hôi, buồn nôn, chóng mặt hoặc khó thở.
  • Một số trường hợp bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim lại biểu hiện như một tình trạng rối loạn tiêu hoá, hoặc không có triệu chứng gì (còn gọi là nhồi máu cơ tim thầm lặng), hoặc lại hết sức đột ngột, biểu hiện bằng biến chứng rối loạn nhịp tim, ngừng tim hay đột tử...

Cần làm gì khi xuất hiện cơn đau ngực kéo dài?

Khi cơn đau ngực xuất hiện và kéo dài, cần ngưng các hoạt động và công việc đang làm để nghỉ ngơi, báo ngay cho người thân, sử dụng thuốc nitroglycerine ngậm dưới lưỡi nếu trường hợp bệnh nhân đã được bác sĩ chẩn đoán bệnh mạch vành trước đây.

Sau thời gian 10-30 phút nếu tình trạng đau ngực không đỡ, đặc biệt khi bệnh nhân đã sử dụng nitroglycerine ngậm dưới lưỡi thì cần được đưa đi cấp cứu ngay.

Cách xử lý khi bị nhồi máu cơ tim ở nhà

Với những bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim nên tuân thủ đều đặn các chế độ thuốc mà bác sĩ đã kê đơn để giảm thiểu các triệu chứng cũng như các biến chứng mà bệnh tái phát. Trường hợp nếu bệnh nhân bị lên cơn đau thắt ngực ở nhà thì biện pháp cấp cứu là dùng ngay thuốc giãn mạch vành có tác dụng nhanh như Risordan ngậm dưới lưỡi hay Nitroglycerine xịt dưới lưỡi. Nếu sau 5 phút mà bệnh nhân không bớt đau ngực thì có thể cho ngậm thuốc dưới lưỡi hoặc xịt dưới lưỡi lần 2 và nhanh chóng đưa đến khám bác sĩ để được điều trị ngay.

Bệnh nhân có thể bị đột tử, nếu may mắn qua khỏi nhồi máu cơ tim cấp thì có thể có những di chứng như: suy tim, loạn nhịp tim... Do đó, khi phát hiện nhồi máu cơ tim cấp thì bệnh nhân bắt buộc phải được nhanh chóng đưa vào bệnh viện để điều trị tích cực chứ không được điều trị tại nhà.

Cách phòng tránh

  • Cần kiểm soát lượng cholesterol trong máu (lipid máu): Khi bệnh nhân bị rối loạn Lipid máu hay Cholesterol máu cao sẽ dễ khiến cho Cholesterol tích tụ làm thu hẹp lòng mạch vành đây là yếu tố thuận lợi gây nên nhồi máu cơ tim. Do đó, nếu bệnh nhân có lượng Lipid máu cao cần sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ, đồng thời điều chỉnh chế độ ăn hợp lý, giảm ăn các loại thực phẩm chứa nhiều Cholesterol, chất béo bão hòa.
vicare.vn-dau-hieu-nhan-biet-nhoi-mau-co-tim-body-2
  • Tránh khói thuốc lá: Việc hút thuốc lá hay hít phải khói thuốc lá vào phổi đều gây tổn thương cho thành động mạch. Thuốc lá sẽ làm cứng các thành động mạch, tạo điều kiện thuận lợi làm tăng Cholesterol trong máu và làm tăng áp lực động mạch.
  • Kiểm soát huyết áp: Tăng huyết áp sẽ làm tăng nguy cơ hình thành mảng xơ vữa và cục máu đông, tăng nguy cơ xuất hiện cơn nhồi máu cơ tim. Do đó bệnh nhân cần theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên, nếu chỉ số huyết áp ở mức cao thì cần thay đổi lối sống theo hướng ăn nhạt hơn, tăng cường rau xanh, quả tươi, không hút thuốc lá, vận động thể chất đều đặn mỗi ngày...
  • Vận động thể lực: Dành tối thiểu 30 phút mỗi ngày đi bộ hoặc chạy bộ, thực hiện mỗi tuần hai buổi tập luyện các loại hình vận động đòi hỏi sức bền như bơi lội, đạp xe.
  • Tránh căng thẳng thần kinh: Khi căng thẳng thần kinh, tim sẽ đập nhanh, nếu hiện tượng này xảy ra đột ngột sẽ càng nguy hiểm. Điều này đôi khi sẽ làm cơn nhồi máu diễn ra đột ngột, tỷ lệ tử vong cao.
  • Chủ động đề phòng bệnh tái phát: Đối với các bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, khả năng tái phát rất lớn. Do vậy, để phòng tránh bệnh ngoài thay đổi nếp sống không tốt, người bệnh còn phải dùng thuốc phòng các bệnh tim mạch suốt đời, quản lý và kiểm soát tốt sức khỏe bằng cách đưa chỉ số huyết áp về mức bình thường bằng thuốc hạ áp, kiểm soát được lượng đường trong máu nếu có bệnh tiểu đường...

Do đó, để có sức khỏe tốt đối với những người có tiền sử bị bệnh nhồi máu cơ tim hay có các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám thường xuyên, phát hiện sớm và ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Xem thêm:

  • Đột quỵ và nhồi máu cơ tim: Chúng khác nhau như thế nào?
  • Bệnh nhồi máu cơ tim nên ăn gì để nhanh hồi phục sức khỏe
  • Những điều cần biết về nhồi máu cơ tim