Dấu hiệu mang thai khi đang cho con bú

Dấu hiệu mang thai khi đang cho con bú không điển hình như khi mang thai bình thường (không cho con bú). Điều này vẫn có thể xảy ra vì dù cho con bú mẹ hoàn toàn thì khả năng tránh thai cũng chỉ đạt 99%. Với 1% còn lại nếu không sử dụng các biện pháp an toàn mẹ vẫn có thể mang bầu.

Dấu hiệu mang thai khi đang cho con bú Dấu hiệu mang thai khi đang cho con bú

1. Vì sao bạn dễ có thai khi đang cho con bú?

Có nhiều nghiên cứu chỉ ra, ở phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ, chu kỳ kinh nguyệt và thời gian rụng trứng sẽ trở lại sau khoảng từ 3-6 tháng sau khi sinh. Còn ở phụ nữ không cho con bú, thời gian rụng trứng và có kinh nguyệt trở lại sớm hơn rất nhiều, khoảng từ 6 - 10 tuần.

Lý thuyết trên khiến nhiều mẹ cho rằng cho con bú vô kinh là một trong những biện pháp tránh thai hiệu quả 100%. Vì vậy mà không có những “phòng bị”, dẫn đến có thai ngoài ý muốn.

Thực ra sau sinh thời điểm kinh nguyệt và trứng rụng quay trở lại rất khó đoán. Nguyên tắc là: Trứng sẽ rụng trước khi kinh nguyệt quay trở lại. Do đó, dù mẹ cho con bú nhưng lại quan hệ vào đúng thời điểm trứng rụng thì khả năng mang thai là cực cao.

Vậy nếu có thai trong thời kỳ này thì có dấu hiệu đặc trưng nào để nhận biết không? Câu trả lời là có: Phụ nữ trong thời gian cho con bú, nếu có thai, sẽ có một số dấu hiệu rất đặc trưng để nhận biết. Dù trong số các dấu hiệu này cũng có cả các dấu hiệu giống với có thai khi không cho con bú.

2. Dấu hiệu mang thai khi đang cho con bú

vicare.vn-dau-hieu-mang-thai-khi-dang-cho-con-bu-body-1
Bé không còn hứng thú với sữa mẹ như trước

Dưới đây là 5 dấu hiệu mang thai khi đang cho con bú dễ nhận biết nhất:

Bé không hứng thú với sữa mẹ như trước

Ngay khi trứng và tinh trùng gặp nhau, nội tiết tố trong cơ thể thay đổi sẽ làm cho nguồn sữa mẹ bớt thơm ngon và có vị chua, khiến bé bú giảm dần hoặc có thể là bỏ bú (nhiều trẻ còn có tình trạng đau bụng, tiêu chảy).

Nếu bé thường ngày ít ốm, bú mẹ nhiều thì đây là dấu hiệu đáng lưu ý. Thêm vào đó, mẹ xuất hiện những phản ứng với thức ăn giống như ốm nghén. Thì chị em nên nghĩ ngay đến khả năng có thể mình đã cấn thai.

Ngực đau dữ dội

Đây là dấu hiệu tương đối giống với việc mang thai khi không cho con bú. Phụ nữ có thai khi cho con bú cũng trải qua cảm giác đau ngực, nhưng có thể mức độ đau ngực sẽ tăng lên. Nếu bạn cảm thấy ngực đau dữ dội và việc cho con bú quá đau tới mức chỉ muốn ngừng cho bé bú, thì lúc này cũng có khả năng bạn đã mang thai.

Mệt mỏi kiệt sức

Chăm con nhỏ cả ngày cũng đủ làm mẹ mệt mỏi khó chịu rồi. Với mẹ đang cho con bú mà có thai, thì sự mệt mỏi này tăng gấp bội. Vì, cơ thể mẹ lúc này vừa phải nuôi con bú, chăm con, vừa phải chia sẻ dinh dưỡng cho thai nhi trong bụng, nên sự mệt mỏi, kiệt sức xảy đến cũng là điều dễ hiểu.

Ốm nghén

Dù đang cho con bú hay không thì mẹ có thai vẫn sẽ bị ốm nghén hành. Triệu chứng ốm nghén của chị em có thể là nôn khan, hoặc luôn có cảm giác buồn nôn, khó chịu ở bụng, đầy hơi...

Cơ thể suy nhược

Cho con bú vốn đã tiêu tốn một nguồn nặng lượng lớn của người mẹ có thể khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi, nếu thêm mang thai nữa thì tình trạng này càng trở nên trầm trọng.

vicare.vn-dau-hieu-mang-thai-khi-dang-cho-con-bu-body-2

3. Cho con bú khi đang mang thai có nguy hiểm không?

Nhiều nguồn tin đáng tin cậy đều cho rằng cho con bú khi mẹ mang thai khỏe mạnh là an toàn. Điều này được khẳng định bởi các bác sĩ (Ina May Gaskin, LM, the American Academy of Family Physicians, and Ruth Lawrence, MD) trong cuốn sách Breastfeeding: A guide for the medical profession - “Bú sữa mẹ: Hướng dẫn dành cho người làm y khoa”. Và nó cũng được khẳng định lại trong một nghiên cứu: Khảo sát 179 mẹ cho con bú hoàn toàn ít nhất trong 6 tháng đầu, thì 61% là có cho con bú khi đang mang thai. Trong số đó, 38% tiếp tục cho em bé mới sinh và bé lớn hơn bú sau khi sinh (nuôi bú song song).

Bên cạnh kết quả từ việc khảo sát thực tế thì cũng có những lý do rất chính đáng cho việc tiếp tục cho con bú khi mang thai như:

  • Sữa mẹ cung cấp những dưỡng chất quan trọng và đề kháng cho trẻ trong thời gian bé bú mẹ. Việc cai sữa trước khi bé 2 tuổi làm tăng nguy cơ trẻ bị ốm. Viện Nhi khoa Mỹ khuyến khích các mẹ cho con bú ít nhất 1 năm và Tổ chức Y tế thế giới WHO thì khuyên tối thiểu 2 năm.
  • Việc tiếp tục bú mẹ trong lúc mẹ đang bầu sẽ giúp cho em bé lớn làm quen với việc có em bé mới.
  • Khi cho bé lớn tiếp tục bú mẹ, người mẹ cũng không phải mất sức và thời gian cho các việc: pha sữa, rửa bình, tiệt trùng bình sữa và cho con ăn
  • Tuy nhiên trước khi quyết định nuôi con bú trong lúc mang thai mẹ cần cân nhắc về sức khỏe của bản thân và lường trước một số khó khăn khi thực hiện như: việc tiếp tục cho con bú ảnh hưởng thế nào tới việc nghỉ ngơi, việc tăng cân khi mang thai và sức khỏe tổng thể. Cho con bú khi mang thai còn có thể đi kèm đau đớn và khó chịu đối với hầu hết các mẹ. Chưa kể, lượng sữa thường bị giảm vào khoảng giữa thai kỳ khiến một số bé sẽ bỏ ti trong khi một số khác vẫn tiếp tục bú bình thường...
  • Khi quyết định vẫn cho con bú bạn nên nói chuyện với bác sĩ của mình để lập ra một kế hoạch cho bản thân. Cũng như nên tìm hiểu để biết cách nhận biết các dấu hiệu sinh non. Với trường hợp có co thắt tử cung khiến bạn lo lắng thì nên chấm dứt cữ bú và xem xem tử cung có tiếp tục co thắt không trước khi đưa ra quyết định. Người mẹ cần cân nhắc các lựa chọn của mình, cảm giác của mình và lắng nghe cơ thể mình. Hãy tin tưởng rằng bạn có thể đưa ra quyết định đúng nhất cho chính mình, em bé trong bụng, em bé bên ngoài và cả gia đình

4. Tránh thai an toàn bằng cách nào khi đang cho con bú?

vicare.vn-dau-hieu-mang-thai-khi-dang-cho-con-bu-body-3
Sử dụng bao cao su khi quan hệ

Trừ khi bạn muốn sinh hai em bé gần nhau và đủ sức khỏe cũng như điều kiện kinh tế để làm việc đó. Còn nếu không, để tránh việc có thai ngoài ý muốn ngay sau khi sinh, bạn nên chủ động tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm một biện pháp tránh thai phù hợp khi đang cho con bú. Ví như:

  • Vòng tránh thai: Là một dụng cụ tránh thai làm bằng nhựa dẻo có gắn một lượng nhỏ đồng. Nó được đưa vào tử cung nhằm tạo sự thay đổi hóa học bất lợi cho trứng và tinh trùng trước khi chúng gặp nhau.
  • Bao cao su: Đây là phương pháp đơn giản, phổ biến, dễ thực hiện và mang lại hiệu quả tránh thai rất cao. Ngoài bao cao su cho nam thì còn có bao cao su cho nữ, nó có hình dáng như một chiếc nhẫn kèm túi, được đặt vào bên trong âm đạo. Nó sẽ giữ tinh dịch lại trong khi giao hợp, không cho tinh binh tiếp xúc với trứng từ đó ngăn ngừa việc thụ thai.
  • Thuốc tránh thai: Điều mà rất nhiều chị em băn khoăn, lo lắng là: đang cho con bú có uống thuốc tránh thai được không? Câu trả lời là có, tuy nhiên các mẹ chỉ được dùng loại thuốc tránh thai một thành phần là progestin, để không ảnh hưởng đến sữa và bé.
  • Màng chắn âm đạo: Màng chắn được thiết kế hình vòm, nông, vành dẻo làm bằng latex và được đặt vào âm đạo, bao lấy cổ tử cung. Nguyên tắc tránh thai của phương pháp này đó là ngăn không cho tinh trùng gặp trứng.
  • Cấy que tránh thai: Đây là một cách tránh thai hiệu quả được rất nhiều chị em phụ nữ trên thế giới lựa chọn thay cho việc đặt vòng. Theo đó một hay nhiều que nhỏ chứa hormone progesterone sẽ được cấy vào dưới da tay của chị em để ngăn cản quá trình thụ thai.

Nếu thấy cơ thể có các dấu hiệu mang thai khi đang cho con bú mà mẹ vẫn muốn chăm sóc tốt cho cả bé trong bụng và nuôi bé lớn bằng sữa mẹ hoàn toàn. Thì mẹ hãy chịu khó cập nhật cho mình những kiến thức về dinh dưỡng và sức khỏe từ những tài liệu chuyên khoa hoặc từ tham vấn bác sĩ để có thể thực hành tốt việc chăm sóc trẻ và em bé trong bụng.

Xem thêm:

  • Quan hệ chưa rách màng trinh có thai không?
  • Máu báo thai có mùi tanh không?
  • Bà bầu bị nghén nôn ra máu có nguy hiểm không?