Dấu hiệu chuyển dạ thật
Vào thời điểm gần ngày dự sinh, cơ thể mẹ bầu sẽ có những thay đổi để chuẩn bị cho quá trình vượt cạn sắp diễn ra. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn đọc những dấu hiệu chuyển dạ thật để các mẹ có thể chuẩn bị tâm lý vững vàng.
Dấu hiệu chuyển dạ thật
Các dấu hiệu chuyển dạ thật sự các mẹ cần lưu ý
Cơ thể trở nên mệt mỏi, đi lại nặng nề và khó khăn hơn
Vào khoảng 2- 3 tuần cuối thai kỳ là lúc trọng lượng thai nhi đạt mức tối đa và có hiện tượng chèn ép lên ổ bụng và vùng tiểu khung của mẹ. Lúc này mẹ sẽ có cảm giác mệt mỏi thực sự, đau lưng, đau hông và đi lại khó khăn hơn. Đây chưa hẳn là một dấu hiệu rõ ràng mà chỉ là tín hiệu thông báo ngày sinh nở đã gần đến.
Chân phù
Nhiều người còn hay gọi đây là hiện tượng bàn chân bị xuống máu. Nguyên nhân được lý giải là do thai nhi gây nên áp lực lên ổ bụng và chèn ép các tĩnh mạch xương chậu làm cho máu khó đi về tim nên hoạt động bơm máu ở chân bị giảm đi. Phù chân làm cho mẹ bầu khó chịu khi đi lại. Cách để giảm tình trạng này là khi ngủ nên nằm gác chân lên cao và cần kết hợp ngâm chân bằng nước ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp thoải mái hơn.
Bụng bầu xuống thấp
Vào những ngày gần sinh bụng bầu sẽ tụt xuống mức thấp nhất chứng tỏ thai nhi đã quay đầu và dần di chuyển xuống vùng tiểu khung để sẵn sàng chào đời. Nếu thai nhi ngôi thuận thì đây là tín hiệu tốt giúp mẹ sinh thường dễ dàng và an toàn.
Buồn đi vệ sinh thường xuyên
Mẹ bầu sẽ có cảm giác buồn đi vệ sinh thường xuyên, khoảng cách các lần cách nhau từ 5 đến 10 phút. Thời điểm này ngôi thai đã ổn định và tạo một áp lực lên bàng quang và trực tràng làm cho người mẹ có cảm giác buồn đi vệ sinh. Khi có cảm giác thì cần đi ngay, tránh nhịn làm cho ứ đọng nước tiểu hoặc phân sẽ làm chèn ép đường sinh của thai.
Đau bụng dưới liên tục
Sau khi đi vệ sinh, mẹ bầu sẽ có cảm giác bụng dưới đau lâm râm giống như đến ngày hành kinh. Đây là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang bắt đầu thúc xuống xương chậu để cho quá trình chuyển dạ bắt đầu. Mặc dù đau bụng như vậy nhưng không phải là sinh ngay mà phải sau 12- 24 giờ sau mới thật sự chuyển dạ.
Dịch âm đạo ra nhiều có lẫn ít máu
Đến khi gần chuyển dạ, mẹ bầu có thể thấy âm đạo ra dịch nhiều kèm theo ít máu nên dịch có màu hồng hoặc ngả nâu. Hiện tượng này cho thấy nút nhầy tử cung đã bong ra do các cơn co bóp tử cung đã bắt đầu. Chị em cần lưu ý vì hiện tượng vỡ ối có thể xảy ra bất cứ lúc nào sau khi nút nhầy đã bong.
Vỡ ối
Nước ối có thể vỡ ra hoàn toàn và trào ra ào ạt hoặc rỉ ra từ từ. Nước ối thông thường sẽ không màu và không có mùi nhưng khi chuyển dạ chảy ra ngoài sẽ có mùi đậm và màu nặng hơn. Khi vỡ ối, mẹ bầu cần sử dụng bỉm người lớn thay vì băng vệ sinh để thấm hút và tránh nhiễm khuẩn và chỉ còn vài tiếng đồng hồ nữa là đến thời điểm sinh nở.
Các cơn co thắt tử cung bắt đầu và trở nên có quy luật
Cơn đau có thể kéo dài 5 phút và khoảng 30 phút là lặp lại. Mẹ sẽ có cảm giác đau mỏi vùng thắt lưng với mức độ tăng dần và đây chính là cơn đau đẻ thật sự.
Đối với những người mới sinh lần đầu có thể không phân biệt được giữa cơn đau chuyển dạ giả thường xảy ra vào tháng thứ 7,8 với cơn đau chuyển dạ thật. Chúng khác nhau ở một số điểm sau:
- Cơn đau chuyển dạ giả(Cơn co thắt Braxton Hicks) diễn ra đột ngột, không đều đặn với mức độ khác nhau và kéo dài trong thời gian ngắn. Khi thay đổi tư thế có thể biến mất.
- Cơn đau chuyển dạ thật sẽ đau vùng lưng dưới và quanh bụng và không hề biến mất khi ngồi nghỉ hay thay đổi tư thế.
Khi có dấu hiệu chuyển dạ thật sự thì mẹ bầu nên làm gì?
- Mẹ bầu cần bình tĩnh, hít thở sâu và gọi người thân chuẩn bị đồ dùng, tất cả các giấy tờ khám thai trước đây và giấy tờ tùy thân của mẹ để làm thủ tục nhập viện.
- Chị em có thể tắm rửa nhanh cơ thể, vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đóng băng vệ sinh hoặc bỉm.
Xem thêm:
- Cảm giác đau bụng chuyển dạ như thế nào chuyện chưa bao giờ là cũ
- Dấu hiệu sắp sinh trong 24h
- Bà bầu nằm nghiêng bên trái bị đau bụng là sao?