Dấu hiệu cảnh báo và cách điều trị bệnh viêm vùng chậu hiệu quả

Số lượng các cặp vợ chồng đến điều trị hiếm muộn - vô sinh đang tăng lên rất nhiều lần. Một trong ba nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ chính là viêm vùng chậu. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có nhiều người quan tâm đến căn bệnh này.

Dấu hiệu cảnh báo và cách điều trị bệnh viêm vùng chậu hiệu quả Dấu hiệu cảnh báo và cách điều trị bệnh viêm vùng chậu hiệu quả

Vì vậy, cần chủ động tìm hiểu về viêm vùng chậu ngay từ bây giờ để giảm thiểu các nguy hại của nó mang lại.

Viêm vùng chậu là bệnh gì?

Viêm vùng chậu là tên gọi một căn bệnh thuộc về nhiễm trùng tử cung, buồng trứng, ống Fallop và bên trong khung chậu của cơ quan sinh dục nữ. Một số trường hợp viêm vùng chậu có thể xảy ra từ biến chứng của bệnh lây qua đường tình dục nhưng không được điều trị. Đây là bệnh lý phụ khoa phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.

Viêm vùng chậu được chia thành 2 mức độ: viêm vùng chậu cấp tính và viêm vùng chậu mãn tính. Viêm vùng chậu có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được điều trị sớm, đúng cách. Ở mức độ mãn tính thì việc chữa trị sẽ tốn kém và mất thời gian.

Người mắc bệnh viêm vùng chậu gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt, chất lượng cuộc sống suy giảm, đi kèm là các biến chứng như khó thụ thai, nguy cơ vô sinh hoặc ung thư cổ tử cung.

vicare.vn-dau-hieu-canh-bao-va-cach-dieu-tri-benh-viem-vung-chau-hieu-qua-body-1

Dấu hiệu cảnh báo viêm vùng chậu không nên bỏ qua

Đau bụng dưới

Các cơn đau bụng xuất hiện dưới rốn hoặc có thể ở hai bên hông, gây ra nhiều cảm giác khó chịu. Cường độ của cơn đau có thể âm ỉ kéo dài hoặc đau dữ dội tùy vào mức độ phát triển bệnh và thể trạng mỗi người. Đôi khi, hiện tượng đau bụng sẽ đi kèm với biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, sốt cao, ...

Kinh nguyệt không đều

Rối loạn kinh nguyệt là một trong những dấu hiệu cảnh báo viêm vùng chậu điển hình. Các bộ phận liên quan đến hoạt động của chu kỳ kinh nguyệt như tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng đều bị ảnh hưởng khiến cho chị em phụ nữ thường xuyên mắc phải chứng rối loạn kinh nguyệt.

Hiện tượng kinh nguyệt bất thường biểu hiện như: rong kinh, vô kinh, trễ kinh, kinh đến sớm, kinh nguyệt ra ít, chu kỳ kinh nguyệt không đều, sắc máu đỏ nhạt hoặc đỏ sẫm, vón cục, ...

Chảy máu âm đạo

Những tổn thương, nhiễm trùng ở vùng chậu dễ gây ra xuất huyết âm đạo bất thường không phải trong chu kỳ kinh nguyệt. Tình trạng chảy máu âm đạo kéo dài sẽ dẫn đến mất máu, chóng mặt. Đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe, vệ sinh và hoạt động hàng ngày.

Xuất hiện khí hư bất thường

Khí hư được xem như biểu hiện tình trạng sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ tốt hay xấu. Nếu khí hư có mùi hôi khó chịu, có màu khác lạ, đôi khi khí hư có lẫn máu chứng tỏ bạn đang mắc phải bệnh phụ khoa nào đó. Đây cũng là triệu chứng của viêm vùng chậu mà bạn nên lưu ý.

Bị đau khi quan hệ tình dục

Vùng chậu bị viêm sẽ làm giảm ham muốn gần gũi và gây ra cảm giác đau đớn khi quan hệ tình dục. Điều này dẫn đế9n việc thiếu tự tin, hay trốn tránh khiến cho cuộc sống vợ chồng có thể xảy ra bất hòa, rạn nứt. Chính vì vậy, bạn cần đi khám phụ khoa nhằm cải thiện tình trạng này càng sớm càng tốt.

vicare.vn-dau-hieu-canh-bao-va-cach-dieu-tri-benh-viem-vung-chau-hieu-qua-body-2

Nguyên nhân và mức độ nguy hiểm của bệnh viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu hình thành do các vi khuẩn, nấm gây nhiễm trùng tồn tại sẵn có trong âm đạo hoặc phát tán bằng cách lây truyền qua con đường quan hệ tình dục không an toàn. Một số loại vi khuẩn điển hình như neisseria gonorrheae, chlamydia trachomatis, mycoplasma hominis, gardnerella vaginalis, ... gặp môi trường thuận lợi sẽ phát triển và dẫn đến khả năng gây viêm vùng chậu.

Một trong những yếu tố làm gia tăng lây lan vi khuẩn gây bệnh viêm vùng chậu có thể liệt kê sau đây:

  • Không giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ (nhất là trong những ngày có kinh) khiến cho vi khuẩn gây hại sản sinh ra nhiều.
  • Viêm nhiễm từ hệ lụy của nạo hút thai: khi nạo phá thai tại các cơ sở không đảm bảo an toàn hoặc nạo phá thai nhiều lần, không chăm sóc sau nạo hút thai đúng cách khiến cho khả năng chống lại vi khuẩn của cơ thể yếu đi. Sự tổn thương của cổ tử cung do bị tác động trong quá trình nạo hút thai là một tác nhân “dọn đường” cho vi khuẩn tấn công.
  • Viêm nhiễm sau khi sinh: vùng kín sau khi sinh em bé cần được chăm sóc và vệ sinh chống nhiễm trùng mỗi ngày. Nếu không thực hiện đúng chỉ dẫn có thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa, nhiễm trùng vết rạch tầng sinh môn hoặc bị viêm vùng chậu.
  • Biến chứng sau phẫu thuật: một số phẫu thuật như thông tắc vòi trứng, bóc tách u xơ tử cung hoặc thủ thuật đặt vòng tránh thai, ... dễ xảy ra nhiễm trùng vùng kín. Tình trạng này không được điều trị sẽ gây ra viêm nhiễm phụ khoa mãn tính, về lâu dài dẫn đến viêm vùng chậu. Trong một vài trường hợp, phẫu thuật viêm ruột thừa, viêm phúc mạc ... sẽ lây nhiễm vi khuẩn từ bộ phận này sang cơ quan sinh dục nữ, tăng tỷ lệ mắc bệnh viêm vùng chậu.

Viêm vùng chậu thường có biểu hiện tương tự với một số bệnh lý phụ khoa khác. Nhiều chị em phụ nữ khá chủ quan, không để ý tới bất thường của cơ quan sinh sản, tự ý mua thuốc điều trị, hoặc tới bệnh viện nhưng không thực hiện đúng theo khuyến cáo dẫn tới bệnh không được chữa trị dứt điểm, làm bệnh nặng hơn. Tình trạng viêm vùng chậu mãn tính dễ gây ra bất lợi trong khả năng thụ thai, có nguy cơ vô sinh.

Ngoài ra, viêm vùng chậu còn đe dọa trực tiếp tới sức khỏe sinh sản, dễ gây mang thai ngoài tử cung, áp-xe buồng trứng, ống dẫn trứng ... Nếu không can thiệp sớm các biến chứng này sẽ đe doạ đến tính mạng của chị em.

Điều trị hiệu quả bệnh viêm vùng chậu

Hiện nay, điều trị viêm vùng chậu có rất nhiều cách tùy vào mức độ diễn tiến, tác nhân gây bệnh và tình trạng bệnh của từng người. Việc chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị cần thông qua siêu âm và tiến hành xét nghiệm chuyên sâu. Một điều quan trọng là người bệnh không được tự ý mua thuốc điều trị khi chưa được kê đơn

  • Điều trị bằng thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh có tác dụng ức chế sản sinh các vi khuẩn và tiêu diệt mầm mống gây bệnh. Thuốc kháng sinh phát huy hiệu quả tốt nhất đối với người mắc bệnh viêm vùng chậu giai đoạn đầu, thể nhẹ, chưa có biến chứng. Thuốc có thể dùng theo đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch để kháng viêm với liều lượng cụ thể được bác sĩ quy định. Khi triệu chứng tăng nặng, bác sĩ sẽ dùng kháng sinh có hoạt phổ rộng, liều cao để tăng kết quả điều trị.
  • Thuốc giảm đau nhóm acetaminophen, floctafenine dành cho người viêm vùng chậu cấp và không bị các bệnh liên quan đến gan, thận
  • Thuốc kháng sinh như beta lactam hay macrolid được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân mắc bệnh viêm vùng chậu và nhiễm khuẩn đường sinh dục.
  • Thuốc tiêm corticoid bao gồm methyl prednisolon, betamethasone, hydrocortison, ... dùng trong trường hợp viêm vùng chậu kèm theo nhiễm trùng nghiêm trọng và không có phản ứng với steroid.
  • Thuốc chống viêm không chứa steroid như piroxicam, celecoxib, diclofenac, ... có thể dùng theo đường uống hoặc tiêm, tùy thuộc vào chẩn đoán của bác sĩ.

Bên cạnh tập trung vào loại bỏ vi khuẩn gây bệnh thì cần điều trị bổ sung các triệu chứng đau dữ dội, sốt cao nhằm giảm đau, hạ sốt, bù nước và tăng cường sức đề kháng.

  • Phẫu thuật:: Khi viêm vùng chậu gây ra biến chứng áp-xe và chuyển biến sang mãn tính thì cần can thiệp bằng phẫu thuật. Bác sĩ sẽ tiến hành chọc hút và cắt bỏ khối áp-xe tránh biến chứng gây vỡ và viêm nhiễm các bộ phận lân cận.
  • Điều trị bằng vật lý trị liệu: Phương pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ bệnh nhân điều trị viêm vùng chậu chứ không thể là phương pháp điều trị dứt điểm. Phải có chỉ định của bác sỹ mới được sử dụng phương pháp này. Việc tập các bài tập theo hướng dẫn giúp lưu thông máu vùng chậu, tránh co cơ, khung chậu cử động linh hoạt hơn. Nếu tình trạng viêm vùng chậu nặng gây đau nhức thì nên giảm đau trước khi tập vật lý trị liệu.

Ngoài ra, có thể sử dụng tia hồng ngoại kết hợp xoa bóp vùng chậu, chườm ấm ngày 2 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.

vicare.vn-dau-hieu-canh-bao-va-cach-dieu-tri-benh-viem-vung-chau-hieu-qua-body-3

Một số điều cần lưu ý đối với bệnh nhân viêm vùng chậu

  • Cần giữ gìn vệ sinh đúng cách để tránh làm bệnh nặng hơn. Mỗi lần đi tiêu, đi tiểu cần giữ vùng kín sạch sẽ, hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào bên trong.
  • Không vì thấy bị bệnh viêm vùng chậu mà thụt rửa âm đạo nhiều lần. Việc làm này chỉ khiến các cơ quan sinh sản tổn thương thêm.
  • Viêm vùng chậu sẽ gây ra ngứa ngáy, khó chịu. Bạn không nên gãi mà cần sử dụng dung dịch vệ sinh rửa và lau khô.
  • Không quan hệ tình dục trong thời gian điều trị bệnh để tránh làm bệnh diễn tiến nặng hơn.
  • Cần theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ để bệnh được chữa khỏi hoàn toàn.
  • Khám định kỳ từ 3-6 tháng/ lần để phát hiện kịp thời những dấu hiệu bệnh.

Xem thêm:

  • 5 cơ sở khám phụ khoa đáng tin cậy tại Hà Nội
  • Khám phụ khoa ở đâu hiệu quả và chính xác tại TP. Hồ Chí Minh?
  • Viêm tử cung có nguy hiểm không?