Dấu hiệu bệnh quai bị
Quai bị là bệnh do virus gây nên, rất dễ lây truyền, phát triển nhất là vào mùa xuân, hè. Nó có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như viêm não, viêm màng não và nguy hiểm nhất chính là gây vô sinh ở nam giới. Vậy làm sao để nhận biết dấu hiệu của bệnh quai bị để có hướng điều trị kịp thời.
Dấu hiệu bệnh quai bị
Nguyên nhân gây bệnh quai bị
Một trong số các nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh quai bị chủ yếu là do:
- Bị nhiễm virut Paramyxovirus
- Do tiếp xúc với người bị quai bị: bệnh có thể lây lan qua đường hô hấp, đường nước bọt, qua đường ăn uống...
- Dấu hiệu nhận biết bệnh quai bị
- Mệt mỏi, đau đầu, nhức tai, cảm giác sợ gió
- 1 bên má sưng lên rồi dần lây lan qua bên còn lại.
- Vùng bị sưng nhưng không có hiện tượng tấy đỏ, đau nhưng không tạo mủ
- Sốt cao, sốt 39 – 40 độ trong khoảng 3 đến 4 ngày.
Triệu chứng bệnh quai bị
Khi bị nhiễm virus quai bị, phần lớn bệnh nhân thấy khó chịu từ 1 – 2 ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện. Bệnh nhân bị sốt cao (39 – 400C) trong 3 – 4 ngày, chảy nước bọt, sưng vùng mang tai, dấu hiệu dễ nhận biết bị quai bị nhất là trên mặt sẽ có dấu hiệu má sưng to, có thể sưng một bên mặt rồi lan sang bên kia hoặc sưng hai bên cùng một lúc. Tuy nhiên, có khoảng 25% người bị nhiễm virus quai bị mà không có triệu chứng bệnh lý, đây là những đối tượng có khả năng truyền bệnh mà người xung quanh không biết. Thông thường bênh quai bị sẽ thường tự khỏi sau 1 tuần đến 10 ngày. Sau đó, bệnh nhân được miễn dịch suốt đời.
Bệnh quai bị ở người lớn thường nặng và có nhiều biến chứng hơn ở trẻ em nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể có các biến chứng như: viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn, nhồi máu phổi, viêm buồng trứng, viêm tụy; tổn thương thần kinh; đặc biệt bệnh quai bị ở phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây sẩy thai hoặc sinh con dị dạng, trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh non hoặc thai chết lưu.
Khi bị quai bị nếu để biến chứng sẽ để lại hậu quả nguy hiểm nặng nề đó là gây viêm teo tinh hoàn ở nam giới (chiếm tỉ lệ cao) hoặc suy buồng trứng ở nữ giới (chiếm % nhỏ). Bệnh quai bị cần được phát hiện và điều trị kịp thời, và có chế độ kiêng hợp lý để không gây biến chứng nguy hiểm.
Một số biến chứng bệnh quai bị
- Buồng trứng có thể bị viêm
- Thần kinh bị tổn thương
- Viêm tinh hoàn
- Đối với phụ nữ mang thai thì có thể dẫn tới sẩy thai, sinh con dị dạng...
Cách phòng và điều trị bệnh quai bị
Cách phòng bệnh quai bị
Tiêm vaccine phòng bệnh quai bị, bắt đầu từ 12 tháng tuổi trở lên có thể tiêm phòng bệnh quai bị, để cơ thể miễn dịch với bệnh quai bị trong một thời gian dài hoặc có thể suốt đời.
Nếu bạn chưa tiêm vaccine phòng bệnh quai bị thì cần phải tiêm vaccine phòng bệnh quai bị ngay để có thể bảo vệ bản thân tránh nhiễm bệnh quai bị. Lưu ý, nếu bạn chưa tiêm vaccine thì cần tiêm vaccine phòng quai bị không quá 72h sau khi tiếp xúc với người mắc bệnh quai bị.
Người mắc bệnh quai bị cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác phòng tránh lây nhiễm bệnh cho người khác. Ngoài ra có thể cải thiện chế độ dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giữ gìn vệ sinh thân thể, đặc biệt đường hô hấp.
Cách điều trị bệnh quai bị
- Cách li 2 tuần tính từ lúc phát hiện mắc bệnh, để phòng tránh lây lan cho người khác.
- Người bệnh cần nghỉ ngơi tại chỗ, hạn chế vận động.
- Người bệnh sốt cần hạ nhiệt cho người bệnh bằng khăn ấm không nên sử dụng khăn lạnh để lau người.
- Có thể sử dụng paracetamol để hạ sốt, giảm đau cần tham khảo ý kiến thấy thuốc trước khi sư dụng.
- Giảm đau tại chỗ bằng cách đáp ấm vùng má bị sưng.
- Vệ sinh răng miệng, uống nhiều nước và súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước súc miệng có bán tại các hiệu thuốc nhằm chống khô miệng.
- Ăn thức ăn mềm, dễ nuốt.
- Khi thấy các biểu hiện biến chứng cần đến bệnh viện ngay.
Xem thêm:
- Mách bạn cách giảm đau khi bị quai bị đơn giản và hiệu quả
- Khả năng bà bầu lây quai bị khi mang thai lần 2