Dấu hiệu bệnh bại não ở trẻ sơ sinh rất điển hình, dễ nhận biết

Bệnh bại não ở trẻ sơ sinh là một bệnh không tiến triển, không lây lan, có những biểu hiện rất đặc trưng và rất dễ nhận biết. Từ đó, bố mẹ cần chú ý dấu hiệu bệnh bại não ở trẻ sơ sinh để có những can thiệp liệu pháp kịp thời.

Dấu hiệu bệnh bại não ở trẻ sơ sinh rất điển hình, dễ nhận biết Dấu hiệu bệnh bại não ở trẻ sơ sinh rất điển hình, dễ nhận biết

Bệnh bại não ở trẻ sơ sinh là một bệnh không tiến triển và không lây lan. Bệnh có những biểu hiện rất đặc trưng, rất dễ nhận biết. Từ đó, bố mẹ có thể phát hiện sớm bại não ở trẻ và có những can thiệp liệu pháp kịp thời ngay từ những năm tháng đầu đời.

Các loại bại não và nguyên nhân bại não ở trẻ sơ sinh

Các loại bại não

Bại não là tên của một nhóm bệnh có ảnh hưởng đến sự vận động và sự phối hợp của các cơ bắp. Bại não thường được gây nên bởi một hoặc nhiều tổn thương ở vùng não bộ, có thể xảy ra khi trẻ đang ở trong bụng mẹ, sau sinh một thời gian ngắn hoặc trong thời kỳ trẻ còn nhỏ. Đây là một bệnh không tiến triển, không có khả năng lây lan và có thể cải thiện được khả năng vận động ở trẻ thông qua việc luyện tập và vật lý liệu pháp. Bại não có 3 thể chính:

  • Bại não thể liệt cứng, chiếm phần lớn các ca bị bại não. Đặc trưng của thể này là các cơ bị co cứng lại, khó cử động và thậm chí không thể cử động được. Trẻ có thể bị liệt các chi, liệt nửa người, hoặc cũng có thể bị câm.
  • Bại não thể loạn động hay còn gọi là rối loạn vận động không tự chủ: đứng thứ 2 trong tổng số các ca bị bại não trương lực cơ thay đổi liên tục, tăng giảm, thất thường. Chân tay cử động lộn xộn, rung giật không kiểm soát được, tư thế khó thăng bằng và rất dễ ngã.
  • Bại não thể thất điều: đi được nhưng không vững, các hoạt động có sự phối hợp gặp nhiều khó khăn.
vicare.vn-dau-hieu-benh-bai-nao-o-tre-so-sinh-rat-de-nhan-biet-body-1

Nguyên nhân dẫn đến bại não ở trẻ sơ sinh

  • Nhau thai gặp vấn đề bất thường nào đó mà không cung cấp đủ oxy, chất dinh dưỡng cho thai nhi.
  • Trẻ bị sinh non, sinh đa thai, đẻ khó.
  • Nhóm máu của mẹ và con có sự bất đồng.
  • Trong đầu thai kỳ, mẹ mắc các bệnh truyền nhiễm như rubella.
  • Trẻ sinh thiếu tháng hoặc quá suy dinh dưỡng.
  • Trẻ bị thiếu oxy trong quá trình sinh và sau khi sinh.
  • Trẻ bị vàng da nặng sau khi sinh.
  • Những năm tháng đầu đời, trẻ bị gặp các nhiễm khuẩn thần kinh hoặc chấn thương sọ não.

Dấu hiệu bệnh bại não ở trẻ sơ sinh

Khi bị bại não, trẻ sơ sinh sẽ có những biểu hiện khá đặc trưng và bố mẹ có thể căn cứ vào đó để nhận biết rồi đưa trẻ đi khám để được can thiệp kịp thời:

  • Trẻ bại não sau khi sinh sẽ rất yếu, chân tay mềm nhão.
  • Trẻ không mút, bú hay bị sặc sữa và thức ăn, lưỡi có thể thè ra ngoài và thụt vào trong. Đây là dấu hiệu bệnh bại não ở trẻ sơ sinh rất điển hình.
  • Trẻ có đầu bé nhọn, hoặc to bất thường, kích thước đầu tăng theo năm tháng, thóp, khớp sọ giãn rộng.
  • Khuôn mặt tròn, mắt xếch, còn lưỡi thì to và dày.
  • Hộp sọ biến dạng, vành tai bị dị dạng, mắt bị lác, sụp mí, nhãn cầu có hiện tượng rung giật, cột sống bị dị dạng,..
  • Tâm lý có biểu hiện rối loạn: La hét, quấy khóc khi bị kích thích hoặc kém linh hoạt, không nhạy bén, khi bị kích thích đau thì khóc rên. Dấu hiệu này chưa thể khẳng định trẻ sơ sinh bị bệnh bại não nhưng cần theo dõi sát sao để kịp thời nhận diện.
  • Tứ chi vận động và phát triển không bình thường: chân tay mềm yếu, có thể không cử động được, co cứng ở tư thế gập, tay chân đổ vào trong hoặc ra ngoài, các ngón ở bàn tay, bàn chân khép chặt vào nhau.
  • Tư thế bất thường: mềm yếu, ủ rũ, không giữ được thăng bằng, nâng tay hoặc ngẩng đầu chậm chạp, thường nằm ở một tư thế nhất định, cơ co cứng, ngửa cổ, lưng có thể ưỡn hoặc gập.

Khi trẻ lớn hơn, các biểu hiện sẽ tiếp tục duy trì và thường sẽ thể hiện dưới các dạng:

  • Dáng đi: lệch, hai đầu gối thì chụm khép chặt vào nhau, cơ thì co cứng, xiêu vẹo, run rẩy, không vững vãng, cảm giác như sắp bị ngã.
  • Tư thế đứng: đứng trên các đầu ngón chân, bàn chân co cứng, không giữ được phẳng trên mặt đất.
  • Chậm phát triển hơn những trẻ khác: tập đi, tập bò, tập đứng chậm hơn. Nhận thức kém, phản ứng chậm, thờ ơ khi có ai đó nói chuyện với mình, phản hồi chậm hoặc không phản hồi với tiếng độc, không biết bộc lộ tình cảm, chậm nói, mặt thơ thẩn.

Cách điều trị bại não

vicare.vn-dau-hieu-benh-bai-nao-o-tre-so-sinh-rat-de-nhan-biet-body-2

Bại não do những tổn thương ở não bộ gây ra. Các tổn thương này không thể được chữa lành nên bại não cũng không thể chữa khỏi mà chỉ có thể can thiệp. Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bại não như diện chẩn, châm cứu bấm huyệt, ghép tế bào gốc, oxy cao áp. Tuy nhiên, phương pháp phục hồi chức năng là phương pháp được cả thế giới công nhận và được sử dụng hiện nay. Khi điều trị bại não, các bác sĩ thường điều trị kết hợp:

  • Phục hồi chức năng vận động cho trẻ chậm phát triển vận động.
  • Trị liệu ngôn ngữ áp dụng cho những trẻ chậm nói, gặp khó khăn âm ngữ, rối loạn ngôn ngữ.
  • Điều hòa cảm giác với những trẻ bị rối loạn cảm giác.
  • Đào tạo kỹ năng cần thiết để có thể thích nghi với sự khuyết tật của trẻ từ đó nâng cao khả năng tự phục vụ.
  • Giúp trẻ hòa nhập, cải thiện khả năng giao tiếp, tương tác xã hội.

Quá trình can thiệp phải được thực hiện thường xuyên và trẻ cần được điều trị kết hợp chứ không dừng lại ở việc chỉ phục hồi chức năng thông thường. Nên nhớ, trẻ bại não càng được can thiệp sớm càng tốt, khi lớn, việc can thiệp bại não sẽ rất khó khăn và khó có thể đạt được kết quả như mong muốn.

Xem thêm:

  • Vinmec bước đầu thành công ghép tế bào gốc chữa bại não
  • Hồi sinh kỳ diệu - Nhiều ca chữa trị bại não thành công tại Vinmec
  • Em bé bại não hồi phục kì diệu sau ghép tế bào gốc