Đau dạ dày nên siêu âm hay nội soi?
Đau dạ dày nên siêu âm hay nội soi? Hai phương pháp này đều giúp bác sĩ quan sát được dạ dày và chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên, nội soi giúp bác sĩ có thể quan sát dạ dày một cách trực tiếp, còn siêu âm chỉ quan sát được dạ dày thông qua hình ảnh. Do đó, nội soi thường được sử dụng để chẩn đoán đau dạ dày và các bệnh có liên quan đến ống tiêu hóa.
Đau dạ dày nên siêu âm hay nội soi?
Đau dạ dày nên siêu âm hay nội soi? Hai phương pháp này đều giúp bác sĩ quan sát được dạ dày và chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên, nội soi giúp bác sĩ có thể quan sát dạ dày một cách trực tiếp, còn siêu âm chỉ quan sát được dạ dày thông qua hình ảnh. Do đó, nội soi thường được sử dụng để chẩn đoán đau dạ dày và các bệnh có liên quan đến ống tiêu hóa.
Đau dạ dày - siêu âm hay nội soi tốt hơn?
Đau dạ dày là phản ứng phổ biến nhất trước tình trạng tổn thương dạ dày, thường do viêm, loét dạ dày hoặc do các bệnh có liên quan đến các cơ quan gần dạ dày như viêm thực quản, viêm tá tràng gây nên.
Khi bị đau dạ dày, người bệnh hay bị đau ở vùng thượng vị (dưới xương ức và trên rốn); bụng đầy hơi; khó tiêu, ì ạch; mất cảm giác ngon miệng, chán ăn; mệt mỏi; rối loạn tiêu hóa.
Hiện nay, bệnh đau dạ dày được phát hiện một cách dễ dàng thông qua các phương pháp khám bệnh cận lâm sàng và có không ít người thắc mắc chung cùng một câu hỏi: “Đau dạ dày nên siêu âm hay nội soi?” Trên thực tế khám chữa bệnh hiện nay, đau dạ dày và các bệnh lý có liên quan đến ống tiêu hóa thường được chẩn đoán bằng phương pháp nội soi. Nội soi sẽ giúp bác sĩ quan sát được camera - ghi lại hình bên trong dạ dày một cách trực tiếp, cho nên bác sĩ có thể nhìn thấy được các nốt, điểm viêm loét, tổn thương ở dạ dày. Từ đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán bạn có bị đau dạ dày không và tìm phương pháp điều trị phù hợp.
Siêu âm là phương pháp tạo ảnh là sử dụng sóng siêu âm (sóng âm tần số cao) để xây dựng và tái tạo hình ảnh về cấu trúc bên trong cơ thể. Tức là bác sĩ không quan sát được trực tiếp hình ảnh trong dạ dày; hơn nữa dạ dày có rất nhiều khí, có thể làm cản trở đến quá trình tạo ảnh từ đó ảnh hưởng đến việc chẩn đoán bệnh.
Nội soi chẩn đoán đau dạ dày cần lưu ý những gì?
Mặc dù phương pháp nội soi chẩn đoán đau dạ dày là phương pháp tối ưu nhất hiện nay, tuy nhiên phương pháp này cũng tiềm ẩn một số rủi ro nhất định - mặc dù rất ít khi xảy ra nhưng bạn cũng nên lưu ý:
- Rách thực quản, đau họng, chảy máu, trào ngược dạ dày vì ống soi sẽ được đưa trực tiếp vào đường tiêu hóa.
- Trẻ em dưới 10 tuổi không được áp dụng phương pháp này để chẩn đoán đau dạ dày.
Trước khi nội soi, bạn cần nhịn ăn trước 8 tiếng, chỉ uống nước lọc để giúp bảo vệ đường thở, giúp bác sĩ có thể quan sát được rõ những tổn thương ở bên trong dạ dày và ngăn ngừa tình trạng nôn ói; cuối cùng, hãy thông báo cho bác sĩ loại thuốc bạn đang dùng trước khi nội soi để họ có lời khuyên tốt nhất dành cho bạn.
Các phương pháp chẩn đoán đau dạ dày khác
Ngoài phương pháp nội soi, chụp X quang và xét nghiệm máu cũng thường được sử dụng trong chẩn đoán đau dạ dày, nhưng được sử dụng ít phổ biến hơn do thiếu tính chính xác và thường phải kết hợp với các phương pháp khác:
- X quang: phát hiện các vết loét, dị tật cũng như các dấu hiệu bất thường đang diễn ra bên trong dạ dày.
- Xét nghiệm máu: đau dạ dày thường dẫn đến thiếu máu nên phương pháp này có thể chẩn đoán được bệnh đau dạ dày; tuy nhiên, để xác định chính xác bệnh vẫn cần thêm sự trợ giúp từ các phương pháp khác như test thở, xét nghiệm phân, phân tích dịch vị dạ dày...
Một lối sống lành mạnh, khoa học: bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, trái cây; hạn chế chất kích thích, đồ ăn khó tiêu hóa; ăn đúng bữa, nghỉ ngơi đúng giờ; nhai kỹ khi ăn sẽ giúp bạn ngăn ngừa và cải thiện bệnh đau dạ dày.
Xem thêm:
- Bệnh đau dạ dày nên ăn gì là tốt nhất?
- Chữa đau dạ dày nhanh gọn với 8 cách đơn giản tại nhà
- Người bị đau dạ dày kiêng gì, ăn gì cho nhanh khỏi bệnh?