Đau dạ dày có nên tập yoga không?

Yoga là môn thể dục được nhiều người ưa chuộng, và được truyền tai giúp cải thiện tình trạng đau dạ dày. Nhưng cũng không ít người lại nghĩ rằng, những bài tập Yoga sẽ tác động xấu đến hoạt động của dạ dày và các bộ phận khác của cơ quan tiêu hóa. Vậy đau dạ dày có nên tập yoga không? Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây.

Đau dạ dày có nên tập yoga không? Đau dạ dày có nên tập yoga không?

Yoga là môn thể dục được nhiều người ưa chuộng, và được truyền tai giúp cải thiện tình trạng đau dạ dày. Nhưng cũng không ít người lại nghĩ rằng, những bài tập Yoga sẽ tác động xấu đến hoạt động của dạ dày và các bộ phận khác của cơ quan tiêu hóa. Vậy đau dạ dày có nên tập yoga không? Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân gây đau dạ dày

Các nghiên cứu khoa học cho biết nguyên nhân đau dạ dày rất đa dạng, nó có thể do 1 hoặc nhiều yếu tố gây nên. Đây là một trong những bệnh rất nhiều người mắc phải, nguyên nhân chủ yếu gây bệnh dạ dày là do:

Cơ thể không dung nạp gluten

Khi cơ thể không dung nạp gluten (một loại protein trong lúa mì) sẽ dẫn tới tình trạng rối loạn tự miễn dịch, khiến ruột non không hoạt động bình thường và không còn khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, gây bệnh đau dạ dày từ nhẹ tới nặng như đầy hơi, mệt mỏi.

Vấn đề liên quan tới tuyến giáp

Tuyến giáp nằm ở vị trí cổ nhưng bộ phận này lại ảnh hưởng khá nhiều tới phần dưới của cơ thể, cụ thể tuyến giáp chịu trách nhiệm điều chỉnh chức năng của hệ tiêu hóa.

Khi tuyến giáp gặp trục trặc sẽ sản xuất nhiều hormone gây tình trạng cường giáp, tăng hoạt động đường tiêu hóa dẫn tới bệnh tiêu chảy, vùng bụng bị chuột rút. Ngược lại nếu tuyến giáp giảm sản xuất tí hormone đi, sẽ khiến đường tiêu hóa hoạt động chậm, ảnh hưởng tới dạ dày gây đau dạ dày, đầy hơi, khó chịu.

Nhiễm các loại vi khuẩn, nấm

80% người bị đau, viêm loét dạ dày là nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, và nhiễm nấm hoặc các loại ký sinh trùng (thường là loại anisakis), người bệnh bị loét dạ dày là do sự ảnh hưởng của vi khuẩn HP, trong đó có 25% người đã nhiễm khuẩn HP nhưng chưa loét dạ dày, cho đến khi chúng ta tạo môi trường sinh trưởng tốt cho chúng như hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích hoặc rượu bia nhiều.

Viêm ruột

Viêm bên trong ruột già, ruột non gây sẹo, đau bụng, tắc ruột, chảy máu trực tràng, nguyên nhân đau dạ dày này có thể giảm hoặc bùng phát theo chu kỳ nên rất khó chẩn đoán. Vì vậy cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của bệnh, để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm như ung thư dạ dày có thể xảy ra.

Hội chứng ruột kích thích

Bệnh gây đau bụng mãn tính, khiến hoạt động của ruột thay đổi nhưng không gây viêm nhiễm, chảy máu trực tràng hoặc phát triển thành ung thư. Nguyên nhân đau dạ dày này phổ biến hơn ở nữ giới, người bệnh có thể dùng thuốc giảm đau để giảm triệu chứng bệnh.

Stress, căng thẳng

Căng thẳng kéo dài dẫn tới cao huyết áp, mất ngủ, đau đầu và các vấn đề về dạ dày khác. Tình trạng căng thẳng lâu ngày gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, kém ăn, sụt cân và đau bụng kéo dài dai dẳng.

Ngộ độc thực phẩm

Nguyên nhân đau dày do ngộ độc thực phẩm thường kéo dài từ 1 – 2 ngày, và có thể lâu hơn nếu ngộ độc do virus. Tình trạng này cần được cấp cứu kịp thời nếu không có thể dẫn tới tử vong.

Ung thư

Bất kỳ bộ phận nào của cơ thể như tuyến tụy, gan, phổi, túi mật, dạ dày... bị ung thư đều là nguyên nhân đau dạ dày, và các triệu chứng thường phát tác ở giai đoạn muộn.

Ảnh hưởng của thuốc kháng sinh

Các loại thuốc ngừa loãng xương, duy trì mật độ xương, nhóm thuốc kháng viêm không chứa steroids... đều có nguy cơ dẫn tới tác dụng phụ như đau bụng, đau dạ dày, viêm dạ dày, u loét dạ dày.

vicare.vn-dau-da-day-co-nen-tap-yoga-khong-body-1

2. Triệu chứng đau dạ dày

Những triệu chứng đau dạ dày điển hình dưới đây, sẽ giúp người bệnh nắm rõ để có biện pháp điều trị kịp thời.

Đau vùng thượng vị

Đây là triệu chứng đau dạ dày đầu tiên và phổ biến ở người bị đau dạ dày, người bệnh thường cảm thấy đau hoặc nóng rát quanh vùng thượng vị. Cơn đau đôi khi lan ra sau lưng, lan lên ngực, tuy nhiên đa phần không nghiêm trọng tới mức đau quặn bụng. Ở mỗi người cảm giác đau lại khác nhau và cũng khó xác định nguyên nhân.

Ợ chua, ợ hơi

Triệu chứng đau dạ dày này xảy ra do dạ dày tiết quá nhiều dịch vị và có hiện tượng trào ngược lên thực quản. Nguyên nhân gây bệnh là do van đóng giữa thực quản và dạ dày không thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, khiến axit trong dạ dày bị đẩy lên họng.

Buồn nôn hoặc nôn

Khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương bạn còn cảm thấy buồn nôn và nôn. Ban đầu bạn sẽ thấy hơi khó chịu và nhộn nhạo, về sau sẽ cảm thấy dạ dày và thực quản co thắt. Tùy từng trường hợp có thể làm bạn bị nôn khan hoặc tất cả thức ăn, dịch vị sẽ bị tống hết ra ngoài.

Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do loét dạ dày, viêm dạ dày cấp, ung thư dạ dày,... Ngoài ra, có thể do các tác động ngoại cảnh khiến bạn buồn nôn như ngộ độc thực phẩm, say tàu xe, tâm lý rối loạn.

Chán ăn, suy nhược cơ thể

Khi chức năng của dạ dày hoạt động kém, người bệnh sẽ cảm thấy đầy bụng, khó tiêu dẫn tới chán ăn, ăn không ngon miệng, cơ thể mệt mỏi. Tuy nhiên không phải lúc nào tình trạng chán ăn và suy nhược cơ thể cũng là triệu chứng của bệnh đau dạ dày, mà có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác như: gan, thận, hoặc tâm thần không ổn định. Vì vậy hãy tìm hiểu rõ nguyên nhân và điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt.

Đầy bụng

Cảm giác đầy bụng sau khi ăn có thể là triệu chứng đau dạ dày nhẹ. Bạn cần theo dõi diễn biến của bệnh để phát hiện sớm và có giải pháp điều trị kịp thời, tránh để lâu có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.

Xuất huyết tiêu hóa

Đây là triệu chứng và cũng là biến chứng đau dạ dày nguy hiểm, cảnh báo dạ dày của bạn đang gặp phải những tổn thương nghiêm trọng, dấu hiệu thường gặp gồm nôn ra máu tươi, đi ngoài ra phân màu đen. Cách xử lý tốt nhất trong trường hợp này là bạn nên tới các cơ sở y tế để được cấp cứu và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Để chữa dứt điểm bệnh đau dạ dày, mọi người có thể áp dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, từ uống thuốc Đông y, Tây y, hay sử dụng các bài thuốc từ thiên nhiên cho đến việc tập Yoga, một phương pháp tập luyện tập trung vào hơi thở, não bộ và các tư thế của cơ thể.

vicare.vn-dau-da-day-co-nen-tap-yoga-khong-body-2

3. Đau dạ dày có nên tập yoga không?

Nếu bạn vẫn còn phân vân không biết người bị đau dạ dày có nên tập Yoga không thì câu trả lời dành cho các bạn là có. Bởi thông qua việc hít thở bằng cơ bụng, Yoga sẽ khiến cơ hoành phải hoạt động nhiều, phần bụng dưới sẽ di chuyển theo từng nhịp thở và từ đó, thức ăn bên trong dạ dày cũng được trộn đều.

Nhờ vậy, quá trình tiêu hóa được thúc đẩy, sự dư thừa axit dịch vị được hạn chế và đặc biệt, các triệu chứng đau dạ dày mà bạn phải đối mặt hàng ngày như khó tiêu, trào ngược, ợ hơi hay ợ chua đều sẽ được đẩy lùi.

Ngoài ra, Yoga từ lâu còn được biết đến với công dụng xua tan căng thẳng, một trong những yếu tố hàng đầu gây ra căn bệnh đau dạ dày. Vì vậy, khi tập Yoga bạn luôn cảm thấy tinh thần thoải mái, yêu đời, do đó quá trình điều trị bệnh được rút ngắn và có thể ngăn ngừa bệnh tái phát một cách hiệu quả.

4. Cách chữa đau dạ dày bằng tập Yoga

Đau dạ dày có nên tập Yoga. Vậy nên tập thế nào để hạn chế được cơn đau hiệu quả. Để tập Yoga như một liệu pháp giúp điều trị bệnh đau dạ dày, bạn có thể áp dụng thực hiện một vài bài tập và tư thế sau đây:

Tập thở Yoga

Đây là bài tập đơn giản và cơ bản nhất của Yoga, nó có khả năng giúp quá trình tiêu hóa thức ăn được diễn ra nhanh chóng và dễ dàng. Đồng thời, bạn cũng chỉ mất từ 1 đến 5 phút để thực hiện bài tập này. Do đó, bài tập thở Yoga rất phù hợp với những người bị đau dạ dày luôn bận rộn với công việc của mình.Trước hết bạn ngồi trên nền nhà chân trái đặt lên đùi chân phải và ngược lại, hai bàn chân không chạm nền (tư thế hoa sen), lưng thẳng, hai tay đặt lên gối, ngón cái và ngón trỏ cong lên giống tư thế ngồi thiền thông thường.Sau đó bạn hít không khí vào thật sâu giữ lại 5 giây nhịp thở, và thở ra nhẹ nhàng đều đặn. Bạn thực hiện động tác này liên tục khoảng 1 – 5 phút cho đến khi cảm thấy thấm mệt là được. Bạn nên tập thở Yoga vào buổi sáng trước bữa ăn để có hiệu quả chữa đau dạ dày tốt nhất.

vicare.vn-dau-da-day-co-nen-tap-yoga-khong-body-3

Tư thế vòng cung

Tư thế vòng cung của Yoga giúp hạn chế triệu chứng khó tiêu, trào ngược của bệnh đau dạ dày. Đồng thời, nó cũng có khả năng làm giảm táo bón và tăng cường chức năng của thận. Tuy nhiên, nhược điểm duy nhất của tư thế này là khó thực hiện, yêu cầu độ dẻo dai nhất định nên khi mới tập Yoga, với tư thế này bạn cần kiên trì không được vội vã.

Bạn nằm sấp xuống sàn nhà, đưa hai tay thẳng về phía sau đến khi tay chạm mông, sau khi đã quen, bạn giơ 2 chân lên và đưa tay nắm lấy cổ chân. Ngẩng cao đầu người cong lên giống như vòng cung, trọng lượng dồn hết ở vùng bụng. Giữ nguyên tư thế này càng lâu càng tốt cho đến khi bạn không chịu được thì từ từ trở về trạng thái ban đầu.

Tư thế rắn hổ mang

Không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa, có khả năng điều hòa hoạt động tiết axit, phòng ngừa táo bón, giảm căng thẳng mà tư thế rắn hổ mang trong Yoga còn giúp cải thiện hoạt động của hệ tuần hoàn, hô hấp, giúp ngực nở, vai và lưng thêm mạnh mẽ, dẻo dai.

Nằm sấp xuống sàn, hai chân khép, người và chân đều thẳng, trán chạm sàn, vai thả lỏng hai bàn tay chạm sàn chống lên. Hít khí bằng mũi vào trong, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai tay một cách vững chắc, Từ từ nâng cơ thể từ đầu, ngực, sau đó đến lưng và vùng xương chậu, khi đã nâng cơ thể tới mức tối đa bạn nín thở trong khoảng 5 giây, cuối cùng bạn thở ra và trở về trạng thái như ban đầu là được.

Tư thế co gối

Bạn nằm ngửa với tư thế thư giãn thoải mái, sau đó hít một hơi thật sâu rồi co chân phải lên, chân trái thẳng giữ yên trên sàn, hai bàn tay đan vào nhau ôm đầu gối ép sát vào bụng, kết hợp với động tác nâng đầu lên xuống và đổi chân, trong khi tập hít vào thở ra đều đặn, tư thế này giúp điều hòa thư giãn cơn đau dạ dày.

Tư thế gập người về phía trước

Đầu tiên bạn ngồi vuông góc với nền nhà hai chân duỗi thẳng sát nhau, sau đó từ từ gập cong người lại mặt nằm trên 2 đầu gối, hai cánh tay duỗi thẳng sao cho bàn tay chạm vào ngón chân cái, hít vào thở ra đều đặn thư giãn, động tác này giúp cho tình trạng trào ngược dạ dày sẽ dịu đi nhanh chóng.

Trên đây là một số thông tin giải đáp thắc mắc bệnh đau dạ dày có nên tập yoga không. Câu trả lời có. Cách chữa đau dạ dày bằng bài tập yoga không chỉ giúp giảm đau dạ dày mà còn giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện vóc dáng và bệnh tim mạch. Bạn hãy tập luyện đều đặn mỗi ngày để giảm cơn đau dạ dày, và giữ cho cơ thể luôn luôn khỏe đẹp.

Xem thêm:

  • Tìm hiểu phương pháp tập yoga chữa bệnh tiểu đường
  • Yoga chữa bệnh gan bạn có tin điều này không?
  • Hay bị tỉnh giấc lúc 3 giờ sáng có phải là bệnh lý?