Đau dạ dày có ăn nhãn được không ?

Nhãn là một trong những loại trái đặc trưng của cây mùa hè được nhiều người ưa thích. Vì có chứa nhiều vitamin và được xem là bài thuốc chữa bệnh tự nhiên vô cùng bổ dưỡng. Tuy nhiên nhiều người vẫn thắc mắc đau dạ dày có ăn nhãn được không? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn làm sáng tỏ vấn đề này.

Đau dạ dày có ăn nhãn được không ? Đau dạ dày có ăn nhãn được không ?

Nhãn là một trong những loại trái đặc trưng của cây mùa hè được nhiều người ưa thích. Vì có chứa nhiều vitamin và được xem là bài thuốc chữa bệnh tự nhiên vô cùng bổ dưỡng. Tuy nhiên nhiều người vẫn thắc mắc đau dạ dày có ăn nhãn được không? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn làm sáng tỏ vấn đề này.

Giá trị dinh dưỡng của nhãn

Theo Đông y, nhãn được xếp là một trong những vị thuốc bồi bổ sức khỏe trong các đơn thuốc nổi tiếng của danh y ngày xưa. Trong thành phần dinh dưỡng của nhãn có chứa glucose và sắt, đây là những chất rất có lợi cho sức khỏe con người. Ngoài dùng làm món ăn tráng miệng, thịt nhãn có nhiều tác dụng như:

Bổ khí huyết, tăng cường trí nhớ: Hàng ngày ăn một lượng nhãn phù hợp, sẽ giúp tăng cường năng lượng, bổ sung dinh dưỡng, thúc đẩy quá trình tái tạo hemoglobin để tạo ra máu mới. Thịt nhãn có thể giúp tăng cường trí nhớ và loại bỏ mệt mỏi cho cơ thể.

Dưỡng tâm, an thần: Phần thịt nhãn chứa rất nhiều sắt, kali và các yếu tố vi lượng khác, có khả năng điều trị thiếu máu, nguyên nhân khiến cho nhiều người có chứng tim hồi hộp, đập sai nhịp, đánh trống ngực, mất ngủ, đãng trí...

Kháng khuẩn, ức chế được tế bào ung thư: Theo các thí nghiệm cho thấy phần thịt của nhãn có tỷ lệ ức chế hơn 90% đối với một loại khối u nhất định, và còn có tác dụng ức chế nhất định đối với tế bào gây ung thư khác.

Giúp giảm mỡ và bảo vệ tim, cải thiện lão hóa: Thịt nhãn có tác dụng giúp làm giảm mỡ máu và tăng lưu lượng máu ở phần mạch vành. Chất Protein Flavin trong nhãn có tác dụng ức chế mạnh mẽ chống lại sự lão hóa tự nhiên, từ đó duy trì sự trẻ trung lâu hơn cho cơ thể.

vicare.vn-dau-da-day-co-nhan-duoc-khong1

Đau dạ dày có ăn nhãn được không?

Mặc dù là loại quả có chứa nhiều dinh dưỡng, nhưng nhiều người luôn thắc mắc đau dạ dày có ăn nhãn được không?

Có thể nói trong thành phần của nhãn có thể phòng ngừa và trị bệnh đau dạ dày vô cùng hiệu quả, bằng cách bạn bóc lấy phần thịt nhãn, ép lấy nước uống trực tiếp hoặc ngâm thịt nhãn với chút đường để trong vài tuần, sau đó lấy nước cốt hòa với nước lọc và uống dần. Đây được coi là phương pháp giúp phòng chống và chữa trị chứng đau dạ dày rất hiệu quả. Chỉ sau một thời gian kiên trì sử dụng bạn sẽ thấy các cơn đau dạ dày ngày một giảm dần, hệ tiêu hóa được cải thiện đáng kể.

Như vậy, người đau dạ dày ăn được nhãn, nhưng không nên ăn quá nhiều sẽ gây nóng trong.

Ăn nhãn như thế nào cho đúng cách?

Để sử dụng nhãn hiệu quả, bạn không nên ăn quá nhiều, vì dễ khiến bốc hỏa, nóng trong người, dễ gây cảm giác bị đau họng và tức ngực. Chỉ cần ăn mất kiểm soát không những không mang lại tác dụng làm đẹp, mà còn nóng hơn, mọc nhiều mụn trên mặt. Nghiêm trọng hơn là bị tổn thương âm khí, ảnh hưởng đến sự điều hòa kinh nguyệt. Vì thế mỗi lần bạn chỉ nên ăn 3 – 4 quả là hợp lý nhất.

Đối với những người đang bị cảm lạnh, sốt, ho có đờm, cơ thể bị dư thừa nước gây phù nề thì không nên ăn nhãn hoặc uống trà có chứa nhãn.

Bên cạnh đó phụ nữ mang thai (có thể trạng yếu) tuyệt đối không nên ăn nhãn nhiều. Vì lúc này cơ thể phụ nữ rất dễ bị sinh nhiệt, nóng hơn người bình thường, ăn nhiều nhãn dễ gây tổn hại đến sức khỏe. Ngược lại đối với phụ nữ sau khi sinh con, lại cần tăng cường ăn thêm 1 chút nhãn hàng ngày vì sẽ có tác dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường máu huyết rất tốt.

Tóm lại, nhiều người ăn nhãn hàng ngày nhưng có thể chưa hiểu biết hết những tác dụng dinh dưỡng và dược liệu tuyệt vời của nhãn mang lại. Hy vọng sau bài viết này đã giúp bạn trả lời được câu hỏi: đau dạ dày có ăn nhãn được không, từ đó biết cách sử dụng nhãn hiệu quả.

Xem thêm :

  • Người bị đau dạ dày kiêng gì, ăn gì cho nhanh khỏi bệnh?
  • Đau dạ dày nên uống gì?
  • Người bị đau dạ dày có nên ăn chuối tiêu không?