Đau bụng ngộ độc thực phẩm biểu hiện thế nào

Khi ăn hay uống trúng phải những loại thực phẩm đã bị biến chất, ôi thiu, nhiễm khuẩn, nhiễm độc sẽ gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm. Đau bụng là một trong những dấu hiệu của tình trạng này. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu xem đau bụng ngộ độc thực phẩm biểu hiện thế nào để có thể phân biệt với các loại đau bụng khác qua bài viết dưới đây.

Đau bụng ngộ độc thực phẩm biểu hiện thế nào Đau bụng ngộ độc thực phẩm biểu hiện thế nào

Khi ăn hay uống trúng phải những loại thực phẩm đã bị biến chất, ôi thiu, nhiễm khuẩn, nhiễm độc sẽ gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm. Đau bụng là một trong những dấu hiệu của tình trạng này. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu xem đau bụng ngộ độc thực phẩm biểu hiện thế nào để có thể phân biệt với các loại đau bụng khác qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm

Nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm là do đường tiêu hóa bị nhiễm virus, vi khuẩn, kí sinh trùng hay các loại độc tố.

Các loại vi khuẩn phổ biến thường gặp là:

  • Bacillus cereus
  • E.Coli
  • Salmonella
  • Enterobacter
  • Campylobacter Jẹuni
  • Shigella
  • Clostridium perfringens
  • Vibrio cholerae
  • Vibrio parahaemolyticus

Các loại virus:

  • Rotavirus
  • Parvovirus
  • Adenovirus
  • Enterovirus

Ký sinh trùng:

  • Giardia lamblia
  • Trichomonas intestinalis
  • Entamoeba histolytica

Độc tố tự nhiên: Tetrodotoxin (độc tố cá nóc), độc tố nấm....

Các tác nhân gây độc khác như chất bảo quản thực phẩm, hóa chất, phụ gia, thuốc bảo vệ thực vật....

Ví dụ như thịt bị nhiễm E.Coli từ các lò mổ. Gạo, mì sợi có nha bào Bacillus cereus trong quá trình phơi sấy. Trứng gà vịt bị nhiễm Salmonella. Sò, ốc, hến chứa Vibrio cholerae, Vibrio parahaemolyticus từ nước nhiễm chất thải của người bệnh....Thức ăn hay nguyên liệu sống như thịt heo, thịt gà, sò, ốc, cá, trứng, sữa nếu không được tiệt trùng sẽ có nguy cơ rất cao.

vicare-dau-bung-ngo-doc-thuc-pham-bieu-hien-nao-body-1

Đau bụng ngộ độc thực phẩm

Sau khi ăn phải thức ăn bị nhiễm một trong các tác nhân như được nêu ở trên, tùy theo loại tác nhân mà có thể sau 5-10 phút hoặc sau vài giờ cơ thể sẽ bắt đầu xuất hiện các biểu hiện, triệu chứng thường gặp: đau bụng quằn quại, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, sốt, mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt và đôi khi kèm theo triệu chứng đau cơ, khó thở.

Đau bụng ngộ độc thực phẩm thường có dấu hiệu co cứng bụng đầu tiên. Sau đó kéo theo là các cơn đau quặn bụng kèm với tiêu chảy. Cơn đau sẽ giảm sau mỗi lần người bệnh đi ngoài hoặc nôn ói. Có thể giảm đau bằng cách chườm ấm bụng, sử dụng trà thảo dược hoặc một ít rượu gừng.

Xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm

Đa phần, ngộ độc thực phẩm thường không nghiêm trọng và người bệnh sẽ tự khỏe lên sau vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp diễn biến nặng và kéo dài nên tuyệt đối không được chủ quan và cần theo dõi.

Khi xác định chắc chắn bị ngộ độc thực phẩm, việc đầu tiên nên gây nôn cho bệnh nhân, nôn ra hết lượng thức ăn đã ăn vào. Lúc này, người bị ngộ độc mất rất nhiều nước, cần bổ sung nước kịp thời, cho uống nhiều dung dịch oresol, nước cháo, nước cam, nước dừa sau mỗi lần nôn hay đi ngoài. Sử dụng thức ăn mềm, dễ tiêu hóa cung cấp đủ dinh dưỡng để sức khỏe người bệnh mau được hồi phục

Trường hợp bệnh trở nên nặng: đi ngoài ra máu, sốt cao, mất nước nặng, mạch đập nhanh, co giật thì cần đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và điều trị.

vicare-dau-bung-ngo-doc-thuc-pham-bieu-hien-nao-body-2

Phòng ngừa bệnh ngộ độc thực phẩm

Vệ sinh trong ăn uống

  • Không ăn các loại thức ăn sống. Thực hành ăn chín uống sôi.
  • Lựa chọn các loại thực phẩm tươi sống, đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Vứt bỏ các thực phẩm bị ôi thiu, bị mốc meo, các loại thực phẩm có chứa chất độc như cá nóc, khoai tây mọc mầm, nấm độc...
  • Thức ăn chín nên đựng ở những bát đĩa sạch cách riêng với những thực phẩm và những bát đĩa có thể bị ô nhiễm. Không để ruồi bâu vào thức ăn bằng cách đậy lồng bàn. Khi bảo quản thực phẩm thì nên bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ thích hợp.
  • Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, trước khi nấu ăn, sau khi đi vệ sinh.

Nước uống:

  • Nguồn cung cấp nước phải đảm bảo sạch, không bị ô nhiễm.
  • Bảo quản các nguồn nước, không cho súc vật lại gần.
  • Nước uống phải được đun sôi để nguội.

Xem thêm:

  • Phòng tránh ngộ độc thực phẩm vào mùa lạnh
  • Ngộ độc thực phẩm: 8 điều bạn cần biết
  • Cách xử lý ngộ độc thực phẩm nhẹ bạn nên biết