Đau bụng đi ngoài chữa bằng cách nào?

Đau bụng đi ngoài là triệu chứng thường gặp trong đời sống hàng ngày. Hiện tượng này gây cho bạn cảm giác khó chịu đôi khi bất tiện. Nó có thể gặp ở bất cứ gia đình nào với mọi lứa tuổi khác nhau. Trong một số trường hợp đó chính là biểu hiện của một bệnh lý nào đó. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách chữa trị chứng bệnh này, mời các bạn theo dõi bài viết sau.

Đau bụng đi ngoài chữa bằng cách nào? Đau bụng đi ngoài chữa bằng cách nào?

Đau bụng đi ngoài là triệu chứng thường gặp trong đời sống hàng ngày. Hiện tượng này gây cho bạn cảm giác khó chịu đôi khi bất tiện. Nó có thể gặp ở bất cứ gia đình nào với mọi lứa tuổi khác nhau. Trong một số trường hợp đó chính là biểu hiện của một bệnh lý nào đó. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách điều trị chứng bệnh này, mời các bạn theo dõi bài viết sau.

1. Nguyên nhân

Đau bụng, đi ngoài là những triệu chứng của hệ tiêu hóa có vấn đề. Đối với những người bình thường ngày có thể đi đại tiện 1 lần hoặc có thể nhiều hơn thế. Nhưng khi bị tiêu chảy kèm theo cảm giác đau bụng số lần đi tiêu tăng lên trong ngày.

Tiêu chảy được chia làm 2 loại

- Tiêu chảy cấp tính có liên quan đến ăn uống không vệ sinh, vi khuẩn, vi rút.

- Tiêu chảy mạn tính do các bệnh ở ruột hoặc một số bệnh toàn thân. Hiện tượng này gây ra tình trạng mất nước, chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể, mất cân bằng các chất điện giải. Nếu để lâu dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Những nguyên nhân gây ra đau bụng đi ngoài thường là:

Dạ dày nhu động ruột quá nhanh

Do nhu động ruột quá nhanh, thức ăn trong ruột không có đủ thời gian để hấp thụ các chất dinh dưỡng và chuyển hóa nên gây ra tình trạng tiêu chảy

Chế độ ăn không hợp lý

Việc ăn quá nhiều đặc biệt là ăn món nhiều dầu mỡ, ăn các loại thức ăn ôi thiu, bị nhiễm độc nhiễm khuẩn đều ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của cơ thể dẫn đến tiêu chảy

Do dị ứng - kích thích

Thời tiết quá lạnh hoặc quá nóng, tinh thần không thoải mái, căng thẳng, stress..đều có thể dẫn đến tiêu chảy. Ngoài ra, ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng cũng có thể gây ra tình trạng đó cho bạn.

Nhiễm khuẩn

Chủ yếu là trực khuẩn E. Coli và lỵ trực khuẩn Shigella hoặc trực khuẩn tả. Sản phẩm như sữa thường bị nhiễm khuẩn, sữa chưa được tiệt trùng, dụng cụ đựng sữa (như bình sữa, núm vú) không được tiệt trùng sạch sẽ hoặc do ăn phải thực phẩm ôi thiu.

Nhiễm virus

Chủ yếu là nhiễm các virus đường hô hấp, đường ruột.

vicare.vn-dau-bung-di-ngoai-chua-bang-cach-nao-body-1

2. Cách đơn giản chữa đau bụng đi ngoài

Trong dân gian có một số loài cây quen thuộc với chúng ta nhưng không phải ai cũng biết những công dụng tuyệt vời của nó. Để chữa đau bụng đi ngoài người ta thường dùng lá vối. Nước sắc lá vối có vị thơm dễ chịu, tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng và chống đầy bụng.

Theo Đông y: Nụ vối có vị đắng, tính hàn tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thực, trừ tích trệ dùng để chữa cảm sốt, sợ rét, đau đầu, ăn không tiêu. Chất đắng trong vối kích thích tiết dịch tiêu hóa và có chất tanin để bảo vệ niêm mạc ruột. Lá vối nấu nước uống có công dụng có khả năng trợ giúp điều trị các bệnh chứng hoặc các tổn thương như bỏng, viêm gan, vàng da, viêm da lở ngứa.

Để chữa đau bụng đi ngoài lá vối được xem như là lựa chọn tuyệt vời thay cho việc sử dụng các loại thuốc Tây y khác. Có thể làm theo một số cách sau đây:

  • Trị đau bụng đi ngoài: Lá vối 3 cái, vỏ ổi rộp 8g, núm quả chuối tiêu 10g. Cùng thái nhỏ phơi khô sắc với 400ml nước, còn 100ml chia 2 lần uống trong ngày, dùng liền 2 – 3 ngày.

  • Chữa viêm đại tràng mạn tính, đau bụng âm ỉ và thường xuyên đi phân sống: Khoảng 200g lá vối tươi, xé nhỏ, chế vào 2 lít nước sôi, ngâm trong 1 giờ để uống thay nước.

  • Chữa đầy bụng, không tiêu: Vỏ thân cây vối 6 – 12g, sắc kỹ lấy nước đặc uống 2 lần trong ngày.

  • Một trong những cách hiệu quả nhất để bụng mềm và nhẹ nhõm là tránh các thực phẩm gây khó chịu trong khoảng 2 tuần để các vi khuẩn có lợi trong hệ ruột tự điều chỉnh, cân bằng lại. Đồng thời trong lúc bị đau bụng đi ngoài nên hạn chế các sản phẩm từ sữa, đồ lên men, tránh rượu bia và nên ăn các đồ dễ tiêu.

vicare.vn-dau-bung-di-ngoai-chua-bang-cach-nao-body-2

3. Biện pháp phòng bệnh đau bụng đi ngoài

Việc phòng ngừa chứng đau bụng đi ngoài không khó, quan trọng do chế độ ăn và cách sống của mỗi chúng ta. Gợi ý một số biệnpháp phòng ngừa hiệu quả:

  • Thực hiện ăn chín uống sôi

  • Không ăn các loại thức ăn đã bị ôi thiu, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh

  • Hạn chế các sản phẩm từ sữa, thức ăn lên men hoặc đồ uống chứa cồn

  • Ăn nhiều rau xanh và các đồ ăn chứa protein dễ tiêu

  • Chú ý rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, chế biến thức ăn đảm bảo khâu chế biến

  • Dụng cụ chế biến thức ăn được rửa và bảo quản sạch sẽ

  • Đối với những người mắc bệnh tiêu chảy nên được cách ly, bệnh lỵ cách ly 1 tuần sau khi triệu chứng biến mất, tiệt trùng dụng cụ ăn uống, chăn màn, quần áo...

Lưu ý: Mùa hè thời tiết nóng nực, nên khi ra ngoài nên chống say nắng hoặc không để bị lạnh, chẳng hạn khi ngồi trong điều hòa. Ngoài ra không nên nằm ngủ dưới đất lạnh, uống nhiều rượu bia, uống nước lạnh nhiều có thể dẫn đến tổn thương đường ruột. Khi bị nhiễm lạnh thường kèm theo đau bụng, trướng bụng, đi tiêu không hết phân...

Xem thêm:

  • Hà Nội chưa hết sốt xuất huyết lại đến dịch tiêu chảy
  • Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh: mẹ đã biết?