Đau bụng đẻ có giống đau bụng kinh không?

Đau bụng đẻ là một vấn đề mà rất nhiều người sợ hãi. Bên cạnh niềm vui vì sắp được làm mẹ thì nỗi sợ đó càng ngày càng lớn. Đặc biệt là đối với những mẹ chuẩn bị sinh con đầu lòng. Vậy đau bụng đẻ đau như thế nào? Đau bụng đẻ có giống đau bụng kinh không?Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Đau bụng đẻ có giống đau bụng kinh không? Đau bụng đẻ có giống đau bụng kinh không?

Đau bụng đẻ là một vấn đề mà rất nhiều người sợ hãi. Bên cạnh niềm vui vì sắp được làm mẹ thì nỗi sợ đó càng ngày càng lớn. Đặc biệt là đối với những mẹ chuẩn bị sinh con đầu lòng. Vậy đau bụng đẻ đau như thế nào? Đau bụng đẻ có giống đau bụng kinh không? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Đau bụng đẻ

Đau bụng đẻ (còn gọi là đau bụng khi chuyển dạ) là cơn đau co bóp tử cung để đẩy em bé ra ngoài. Cơn đau này chưa có ai có thể mô tả được chính xác mức độ đau như thế nào. Vì với mỗi sản phụ lại có một cảm giác khác nhau, tùy theo thể chất cơ thể và khả năng chịu đau của từng người. Đau bụng đẻ có thể hình dung là một quá trình cơ thể chịu đựng cùng một lúc nhiều cơn đau khác nhau: cổ tử cung và âm đạo bị kéo dãn, sự co thắt tử cung, áp lực của em bé đè xuống vùng xương chậu, cả vùng lưng, vùng bụng, bàng quang cũng bị ảnh hưởng.

Khi cơn chuyển dạ bắt đầu, sẽ xuất hiện ra dịch nhầy hồng âm đạo. Sản phụ đau bụng từng cơn, cơn đau ngày càng tăng và khoảng cách giữa các cơn đau ngắn lại dần. Các cơn đau này là khởi đầu chu trình hoạt động co bóp để giúp mở cổ tử cung đưa thai ra ngoài. Có thể đau tức cả thêm vùng hông khi ngôi thai đã xuống thấp.

vicare.vn-dau-bung-de-co-giong-dau-bung-kinh-khong-body-1

Thông thường, cơ chế đau bụng đẻ diễn ra qua 3 giai đoạn khác nhau:

  • Giai đoạn I: giai đoạn mở cổ tử cung để đưa thai nhi xuống dưới đường sinh. Đây là giai đoạn dài nhất của cuộc chuyển dạ. Lúc này các sản phụ sẽ cảm thấy các cơn co thắt bắt đầu xuất hiện dồn dập nhưng theo từng đợt.
  • Giai đoạn II: Giai đoạn sổ thai để đưa thai nhi ra ngoài. Các cơn co thắt bắt đầu trở nên mạnh hơn, lâu hơn và liên tục hơn. Sản phụ bắt đầu cố gắng rặn mạnh. Do đó các cơn đau xuất hiện dồn dập, kéo dài khoảng 2 phút và cách nhau mỗi lần khoảng 2-3 phút.
  • Giai đoạn III: giai đoạn sổ rau. Lúc này các cơn co thắt giảm dần và không còn mạnh như trước đủ để tách rau thai ra khỏi thành tử cung và đẩy chúng ra ngoài. Các sản phụ sẽ cảm giác đau còn âm ỉ.

Đau bụng đẻ có giống đau bụng kinh không?

Vào những ngày đèn đỏ, mạch máu nở ra, niêm mạc ở thành tử cung bị bong ra. Tử cung lúc này sẽ co bóp mạnh để tống khứ các lớp niêm mạc ra ngoài gây nên tình trạng đau bụng kinh ở chị em phụ nữ. Đau bụng kinh thường thường là các cơn đau âm ỉ liên tục diễn ra ở vùng bụng dưới. Sau đó có thể bị lan sang sau lưng và xuống đùi, cảm thấy áp lực trong ổ bụng tăng lên làm nặng phần bụng dưới.

Nếu so sánh mức độ đau đẻ với đau bụng kinh thì mức độ đau bụng đẻ tăng gấp vài chục lần và toàn cơ thể trở nên vô cùng mệt mỏi. Đau bụng đẻ còn liên quan đến đau nhiều bộ phận khác nhau cùng 1 lúc. Do đó, dựa vào cơn đau bụng kinh sẽ giúp các mẹ mang thai lần đầu có thể hình dung ra được một phần nào của đau bụng đẻ.

vicare.vn-dau-bung-de-co-giong-dau-bung-kinh-khong-body-2

Cách giảm đau bụng đẻ và đau bụng kinh

Cách giảm đau bụng đẻ

  • Vào những ngày gần ngày sinh, bà bầu nên đi bộ nhẹ nhàng. Giữa các cơn đau, người nhà massage vùng lưng và hông cho sản phụ để giúp sản phụ bớt căng thẳng, lo lắng và dễ chịu hơn.
  • Việc tắm nước ấm sẽ giúp cơ thể thư giãn, làm dịu tử cung do đó có thể cho bà bầu ngâm trong bồn nước ấm để có thể giảm được một phần cơn đau.
  • Bà bầu cũng nên học cách điều hòa nhịp thở. Biết cách hít thở theo từng cơn co chuyển dạ sẽ giúp cho mẹ bớt đau và bé ra đời cũng dễ dàng hơn.
  • Khi sinh bà bầu không nên la hét vì sẽ khiến bản thân thêm mệt, mất sức nhanh chóng. Thay vào đó nên tập trung vào nhịp thở và rặn.
vicare.vn-dau-bung-de-co-giong-dau-bung-kinh-khong-body-3

Cách giảm đau bụng kinh

  • Dùng túi chườm nóng bụng để giảm đau.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, thuốc lá hay các loại thức ăn cay nóng và chứa nhiều chất béo. Hãy bổ sung thêm các loại hải sản, rau quả, trái cây chứa nhiều vitamin C, vitamin E, vitamin nhóm B như đu đủ, bông cải xanh, gạo lứt... Hạn chế ăn uống đồ lạnh.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng và hạn chế không để xảy ra những căng thẳng, lo lắng trong những ngày đèn đỏ.
  • Massage nhẹ nhàng vùng bụng dưới theo chiều kim đồng hồ, thực hiện động tác từ từ với lựa ấn vừa phải, có thể sử dụng thêm dầu nóng để cơn đau giảm nhanh hơn.
  • Nếu trường hợp đau bụng kinh nặng, chị em có thể sử dụng thuốc giảm đau nhưng phải theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Bài viết “Đau bụng đẻ có giống đau bụng kinh không?” hi vọng có thể giải đáp cho chị em được phần nào về những thắc mắc của cơn đau bụng đẻ. Khi bước vào cuộc sinh, chị em không nên quá lo lắng mà thay vào đó nên để tâm lý được thoải mái, hít thở thật sâu và sẵn sàng đón bé yêu chào đời.

Xem thêm:

  • Tại sao chị em lại bị đau bụng kinh?
  • Cảm giác đau bụng chuyển dạ như thế nào chuyện chưa bao giờ là cũ
  • Dấu hiệu sắp sinh trong 24h