Đặt vòng tránh thai có ảnh hưởng tới “chuyện ấy”?
Hiện nay, bên cạnh sử dụng thuốc tránh thai, bao cao su, thuốc hormone thì số lượng chị em phụ nữ lựa chọn sử dụng vòng tránh thai để ngăn ngừa việc có thai ngoài ý muốn cũng rất phổ biến. Ngoài những lợi ích mà vòng tránh thai mang lại thì cũng còn một số người băn khoăn, liệu rằng nó có gây ảnh hưởng đến chuyện chăn gối vợ chồng hay không.
Đặt vòng tránh thai có ảnh hưởng tới “chuyện ấy”?
Bài viết này sẽ giúp bạn có được câu trả lời.
Vòng tránh thai là gì?
Vòng tránh thai là dụng cụ nhỏ (thường có hình dạng chữ T) được đưa vào trong lòng tử cung để tạo nên hiệu quả tránh thai kéo dài trong nhiều năm. Khi đưa vòng tránh thai vào cơ thể, nó sẽ đảm nhiệm vai trò như một vật cản ngăn chặn sự bám, làm tổ của trứng đã thụ tinh.
Phương pháp đặt vòng để tránh thai mang tính chất tạm thời trong thời gian 5 - 10 năm chứ không có tác dụng ngừa thai vĩnh viễn, thường được sử dụng tại Việt Nam vì hiệu quả, đơn giản và ít tốn chi phí.
Hiện nay, vòng để tránh thai có hai loại phổ biến, bao gồm: vòng tránh thai đồng (giá đặt vòng tránh thai khoảng 100.000 – 200.000 đồng/ lần) và vòng tránh thai hormone (mức giá là 3,5 triệu/ lần đặt). Tuy nhiên, vòng tránh thai chứa progestin được ưa dùng hơn nhờ vào đặc tính hoạt động ổn định, tiết ra nội tiết tại niêm mạc tử cung chứ không lan ra toàn thân, hạn chế rong kinh, đau bụng.
Ngoài ra còn có biện pháp đặt vòng mới là đặt vòng tránh thai ở tay, tiện lợi và gọn nhẹ nên được chị em ưa chuộng.
Khi nào là thời điểm tốt nhất để đặt vòng tránh thai?
Theo các chuyên gia, vòng để tránh thai được đặt đúng cách sẽ phát huy hiệu quả ngừa thai đến 99%. Cơ chế hoạt động của nó là làm cô đặc chất nhầy ở cổ tử cung, thiết lập rào cản ngăn chặn quá trình hình thành bào thai.
Trước khi đặt vòng, chị em cần có tư vấn, trao đổi kỹ với bác sĩ chuyên khoa nhằm có lựa chọn tốt nhất cho bản thân mình. Phụ nữ nếu chưa quan hệ tình dục và chưa qua sinh đẻ thì không nên sử dụng công cụ này. Dưới đây là một số thời điểm nên đặt vòng tránh thai:
- Sau khi sinh thường khoảng 4 – 6 tuần, tử cung đã phục hồi trở lại, chưa quan hệ sau sinh thì chị em có thể tiến hành quy trình đặt vòng để tránh thai. Hoặc các mẹ có thể đặt sau sau khi kinh nguyệt xuất hiện trở lại.
- Trường hợp sinh mổ nên hạn chế đặt vòng tránh thai. Nếu không còn biện pháp ngừa thai nào khác thì có thể đặt sau đẻ 3 - 6 tháng và khi có kinh nguyệt trở lại lần đầu.
- Đối với người đã nạo hút, phá thai: sau khi sức khỏe bình phục, có kinh nguyệt thì có thể đặt vòng
- Trường hợp sức khỏe sinh sản của chị em hoàn toàn bình thường, không gặp bất kỳ vấn đề viêm nhiễm nào thì sẽ đặt vòng tránh thai ngay khi vừa sạch kinh và chưa giao hợp khi có ý định đặt vòng.
Thao tác đặt vòng rất nhanh chóng, nhẹ nhàng, đơn giản nên nhiều chị em lo lắng đặt vòng tránh thai có đau không sẽ giảm bớt nỗi sợ và mạnh dạn thực hiện kế hoạch hóa.
Vòng tránh thai có gây ảnh hưởng đến đời sống chăn gối không?
Vấn đề này tùy thuộc vào từng cơ địa mỗi người. Nếu sau khi đặt vòng bạn không bị tác dụng phụ nào, vòng hoạt động ổn định sau 7 - 10 chị em có thể quan hệ bình thường. Ngược lại nếu chưa sẵn sàng bạn nên đợi đến khi mọi thứ đã thật chuẩn xác.
Nhiều chị em khá ngần ngại, băn khoăn cho rằng vòng tránh thai có thể làm giảm ham muốn, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng “cuộc yêu”. Những ngày đầu khi mới đặt vòng, do chưa quen nên đa phần phụ nữ cảm thấy vướng víu nên nghĩ chồng mình cũng sẽ nhận ra sự hiện diện của chiếc vòng này.
Tuy nhiên, đây là quan niệm không có cơ sở bởi khi vòng tránh thai được bác sĩ đặt đúng chỗ, hoạt động ổn định trong tử cung thì vợ chồng bạn vẫn quan hệ tình dục bình thường, không gây sụt giảm khoái cảm và “mất lửa” chuyện chăn gối. Thực tế, vòng tránh thai được đặt ở dưới đáy tử cung nên rất khó để biết đến sự tồn tại của nó.
Ngược lại, một số chị em còn cho rằng, sau khi sử dụng biện pháp tránh thai bằng cách đặt vòng thì họ cảm thấy thoải mái trong “chuyện đó” và dễ đạt khoái cảm hơn do không phải nơm nớp sợ bị “dính bầu”. Do vật, chị em có thể yên tâm áp dụng phương pháp an toàn và hiệu quả này.
Sau khi đặt vòng tránh thai nên làm gì?
- Sau khi đặt vòng vài ngày, bạn có thể thấy chảy máu âm đạo. Nếu lượng máu ra ít và tự hết thì bạn không nên quá lo lắng. Nhưng nếu bị chảy máu quá nhiều, bạn cần quay trở lại bệnh viện để bác sĩ thăm khám.
- Thường xuyên kiểm tra vòng tránh thai hàng tháng để chắc chắn là vòng vẫn đặt đúng chỗ, không bị lệch vị trí, gây có thai ngoài ý muốn. Cách tự kiểm tra như sau: rửa tay sạch, đưa ngón tay vào sâu trong âm đạo khi chạm đến cổ tử cung. Nếu thấy sợi dây thì vòng tránh thai vẫn bình thường. Tuyệt đối không giật, kéo sợi đay vì sẽ làm vòng thay đổi vị trí.
- Vòng tránh thai không ảnh hưởng đến việc có con trở lại. Khi muốn có em bé, bạn chỉ cần đến gặp chuyên gia để được tháo vòng, tránh không tự tháo ra tại nhà sẽ vô cùng nguy hiểm.
- Dành thời gian nghỉ ngơi khoảng 2 ngày để vòng ổn định trong tử cung, tránh làm việc nặng trong vòng 1 tuần
- Định kỳ kiểm tra tại bệnh viện: thông thường sau 1 tháng và khi đã sạch kinh nguyệt bạn nên kiểm tra lần đầu và 3 tháng sau kiểm tra lần 2. Về sau có thể từ 1 – 2 năm mới cần kiểm tra nếu không có gì bất thường.
- Không nên quan hệ tình dục sau khi mới đặt vòng 2 tuần bởi có thể gây tổn thương, nhiễm trùng, dễ rơi ra
- Khi cảm thấy cơn khó chịu ngày càng tăng lên, đau bụng dữ dội, gây sốt thì cần báo cho bác sĩ càng sớm càng tốt
- Vệ sinh vùng kín đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ để không gây viêm nhiễm
Những trường hợp tuyệt đối không sử dụng vòng tránh thai
- Sản phụ mới làm phẫu thuật sinh mổ
- Người nghi ngờ đang còn biểu hiện sót nhau thai, xuất huyết âm đạo
- Có cơ địa dễ nhiễm trùng vùng kín, khó đặt vòng tránh thai trước đó, ...
- Sau khi nạo thai còn bị nhiễm trùng hoặc xảy ra biến chứng
- Tình trạng viêm cấp tính ở bộ phận sinh dục
- Chị em có cổ tử cung quá giãn nở, sa tử cung, ...
- Bộ phận sinh dục, tử cung có dị tật
Xem thêm:
- 7 rắc rối phổ biến khi đặt vòng tránh thai mà các chị em cần lưu ý
- Thời điểm tốt nhất để đặt vòng tránh thai
- Những điều cần biết khi đặt vòng tránh thai bị rong kinh