Đang mang thai bị nhiễm giun sán, có sao không?

Bà bầu nhiễm giun sán khi mang thai thường có biểu hiện rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, buồn nôn, táo bón,..), bị ngứa vùng kín. Bệnh kéo dài còn dẫn tới thiếu chất, thiếu máu, thiếu nước khiến chất dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi không đảm bảo, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Đang mang thai bị nhiễm giun sán, có sao không? Đang mang thai bị nhiễm giun sán, có sao không?

Nguyên nhân khiến bà bầu nhiễm giun sán trong thời kỳ mang thai

Giun sán có nhiều loại khác nhau như sán chó, sán máng, sán gạo, sán gạo heo, sán lá phổi, giun đũa, giun móc, giun kim,...Nhiễm giun sán có thể xảy ra đối với bất kỳ ai, từ trẻ nhỏ đến người lớn và bao gồm cả phụ nữ mang thai. Những nguyên nhân dẫn đến nhiễm giun sán:

  • Ăn thức ăn chưa được nấu chín: thịt, gỏi, ăn rau sống không được rửa sạch,...
  • Không vệ sinh chân tay trước khi ăn. Vì tay chân thường xuyên phải vận động và tiếp xúc với rất nhiều thứ nên đây là môi trường tiềm ẩn rất nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng, giun sán, bụi bẩn,..
  • Ngoài ra, nguyên nhân dẫn tới nhiễm giun sán còn do thói quen tắm ở nhà tắm công cộng (đây là nơi tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây bệnh), đi chân đất, cắn móng tay,...
vicare.vn-dang-mang-thai-bi-nhiem-giun-san-co-sao-khong-body-1

Đang mang thai, bị nhiễm giun sán có sao không?

Nhiễm giun sán có thể xảy ra đối với bất kỳ ai, từ trẻ nhỏ đến người lớn và bao gồm cả phụ nữ mang thai. Phụ nữ mang thai bị nhiễm giun sán thường có các triệu chứng dưới đây:

  • Rối loạn tiêu hóa: đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón, đại tiện ra giun sán, nôn ra giun sán. Khi đi cầu bà bầu có thể quan sát thấy những con giun sán ngọ nguậy, lẫn với phân.
  • Cảm thấy đau lâm râm, âm ỉ ở quanh rốn và vùng thượng vị.
  • Bị ngứa da quanh vùng hậu môn do nhiễm sán.
  • Ăn không ngon, cân nặng suy giảm.

Đang mang thai, bị nhiễm giun sán có sao không? Nếu bà bầu nhiễm giun sán lâu ngày còn dẫn tới suy dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu chất, thiếu nước. Từ đó, nguồn dinh dưỡng cung cấp cho con thông qua nhau thai bị thiếu hụt, gây nên tình trạng suy dinh dưỡng và chậm phát triển ở thai nhi. Trong quá trình bị nhiễm giun sán, bà bầu có thể bị nhiễm thêm cả ký sinh trùng Toxoplasma gondii - ký sinh trong dạ dày của mèo. Nếu bị nhiễm loại ký sinh trùng này thì bà bầu có nguy cơ sảy thai cao trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, thậm chí nguy cơ sảy thai còn tiếp tục rình rập trong những lần mang thai tiếp theo. Chưa dừng lại ở đó, ký sinh trùng này còn có thể xâm nhập vào não của em bé qua nhau thai, khiến em bé bị tắc đường dẫn lưu các dịch não tủy, dẫn tới não úng thủy.

vicare.vn-dang-mang-thai-bi-nhiem-giun-san-co-sao-khong-body-2

Bên cạnh đó, nếu mẹ bầu nhiễm giun sán là giun móc và giun lươn thì tỷ lệ trẻ không đúng ứng được với vaccin BCG lần lượt là 24 và 11% (Theo kết quả nghiên cứu của Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP HCM công bố).

Bệnh nhiễm giun sán còn gây ra các rối loạn về máu bao gồm: hồng cầu giảm, huyết cầu tố giảm gây nên tình trạng thiếu máu nhược sắc. Hơn thế nữa, trong quá trình mang thai, cơ thể bà bầu vừa phải nuôi thêm cả em bé trong bụng lại bị nhiễm giun sán sẽ khiến sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm, gây nên các bệnh thiếu vitamin, lao phổi.

Phương pháp điều trị khi bị nhiễm giun sán trong quá trình mang thai

Việc làm đầu tiên ngay sau khi phát hiện hoặc nghi ngờ mình nhiễm giun sán, bà bầu cần đến bác sĩ để được chẩn đoán và tìm phương pháp điều trị hợp lý. Đối với những trường hợp nhiễm giun sán nhẹ, bà bầu sẽ không cần dùng thuốc tẩy giun ngay mà sẽ chờ đến sau khi sinh con mới điều trị. Trong trường hợp bà bầu nhiễm giun sán nặng dẫn tới thiếu máu, thiếu chất tác động tới sức khỏe của mình và sự phát triển của em bé thì sẽ được chỉ định tẩy giun. Với bà bầu, thuốc tẩy giun thường không được khuyến khích áp dụng trong thai kỳ nhưng nếu trong trường hợp cần điều trị khẩn cấp thì các bác sĩ vẫn phải kê thuốc tẩy giun cho bà bầu. Các loại thuốc tẩy giun đang được dùng hiện nay như nhóm thuốc Pyrantel với các biệt dược Helmintox, Combantrin mebendazole và albendazole được đánh giá là an toàn cho người sử dụng, trong đó có cả bà bầu.

Xem thêm:

  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu rất dễ xảy ra khi mang thai
  • Những điều cần biết về nhiễm trùng nước ối khi mang thai
  • Nhiễm sốt xuất huyết Dengue khi đang mang thai