Đang cho con bú, chưa có kinh nguyệt, vẫn dính bầu bình thường: Tại sao?

Nhiều phụ nữ lầm tưởng trong thời gian cho con bú sẽ không có khả năng có thai nên không dùng biện pháp tránh thai nào và khi có thai phần lớn các mẹ không biết cho đến khi thai đã quá to...

Đang cho con bú, chưa có kinh nguyệt, vẫn dính bầu bình thường: Tại sao? Đang cho con bú, chưa có kinh nguyệt, vẫn dính bầu bình thường: Tại sao?

Nhiều phụ nữ lầm tưởng trong thời gian cho con bú sẽ không có khả năng có thai nên không dùng biện pháp tránh thai nào và khi có thai phần lớn là không biết cho đến khi thai đã quá to...

Có rất nhiều chị em phụ nữ quan điểm rằng quá trình cho con bú là một trong những cách tránh thai tự nhiên, hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên trên thực tế thì điều này không hoàn toàn như vậy.

Sở dĩ có quan điểm trên là do sau khi sinh con, phải mất một thời gian thì người phụ nữ mới có kinh nguyệt trở lại. Tùy thuộc vào từng người mà sự trở lại này vào thời gian khác nhau, từ 1-2 tháng sau sinh cho đến 1 năm. Khi cho con bú, các bà mẹ được em bé mút sữa sẽ tạo sự kích thích ở các đầu vú gây ra những xung đột thần kinh, kích thích lên đồi thị não của người mẹ, khi đó, đồi thị não sẽ phản ứng bằng cách thay đổi sản xuất hormone tuyến yên, tiết ra một loại hormone có tên là Prolactin. Loại hormone này làm ức chế các hormone quan trọng trong việc kích thích sự trưởng thành và rụng trứng là hormone FSH và GnRH, khiến nang noãn không được giải phóng, làm ức chế hoạt động của buồng trứng. Kết quả của việc cho con bú sẽ làm trì hoãn sự rụng trứng và trở lại của kinh nguyệt sau sinh.

Do vậy, người mẹ sẽ có thể có khả năng được ngừa thai trong thời gian này. Tuy nhiên không phải đúng với tất cả các trường hợp bởi vì buồng trứng vẫn hoạt động và có thể có sự rụng trứng nhưng chưa thấy có kinh thì việc giao hợp lúc này vẫn sẽ có thể thuận lợi để tạo nên bào thai mới.

vicare.vn-dang-cho-con-bu-chua-co-kinh-nguyet-van-co-bau-binh-thuong-tai-sao-body-1

1. Vậy khi nào thì kinh nguyệt mới được hồi phục sau sinh?

Đối với sinh thường, kinh nguyệt thường sẽ trở lại ở tuần 6 - 8 sau khi sinh thường. Nếu mẹ cho con bú thì mất khoảng 4 tháng sẽ có kinh trở lại. Đối với sinh mổ, việc phục hồi kinh nguyệt sẽ chậm hơn so với sinh thường, thường vào khoảng tuần thứ 6 đến tuần thứ 10. Nếu mẹ cho con bú thì sẽ chậm có hơn, mất vài tháng cho đến một năm.

Để phục hồi kinh nguyệt sau sinh, các mẹ nên chú ý nghỉ ngơi, tăng cường về dinh dưỡng, bổ sung canxi thích hợp, vận động vừa phải... Bên cạnh đó còn tùy thuộc vào thể trạng, tuổi tác, sức khỏe của người mẹ mà các chức năng phục hồi nhanh hay chậm. Thường trong thời gian có kinh thì lượng lipid trong sữa mẹ sẽ ít đi nhưng lượng protein lại tăng lên, lượng sữa có ít hơn ngày thường nhưng mức độ đậm đặc lại tốt hơn, có nhiều dinh dưỡng hơn, vì vậy vẫn nên cho bé bú sữa mẹ.

2. Phải làm gì để tránh thai an toàn và hiệu quả?

Các mẹ sau khi hết thời gian ở cữ thì nên đi khám phụ khoa sau sinh và nhờ tư vấn của bác sỹ để có những biện pháp tránh thai thích hợp và các vấn đề kinh nguyệt. Điều này vô cùng quan trọng vì chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của mình và có những cách phòng tránh phù hợp với từng hoàn cảnh gia đình, tránh những sự cố mang thai ngoài ý muốn xảy ra.

vicare.vn-dang-cho-con-bu-chua-co-kinh-nguyet-van-co-bau-binh-thuong-tai-sao-body-2

Việc có thai sớm hơn dự định sau khi sinh có nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của cả người mẹ, thai nhi và cả em bé mới sinh. Mặt khác, cơ quan sinh dục của phụ nữ mới sinh chưa hồi phục hẳn, nhất là trường hợp sinh mổ thì mang thai sẽ có nguy cơ chấn thương vùng sinh dục lớn, vết sẹo bị rạn và nguy hiểm hơn có thể vỡ tử cung. Nếu trường hợp phải bỏ thai trong trường thì sẽ có tác động không nhỏ tới sức khỏe người mẹ vì tử cung chưa phục hồi hoàn toàn. Tốt nhất vợ chồng nên sử dụng biện pháp tránh thai mà an toàn nhất vẫn là dùng bao cao su.

Xem thêm:

  • Ngộ độc thực phẩm có nên cho con bú không?
  • Sinh mổ có cho con bú được không?
  • Vì sao khi căng thẳng tức giận mẹ không nên cho con bú?