Đàn ông và đàn bà, ai nói nhiều hơn?
Trước giờ, người ta chỉ nói 'đàn bà nhiều chuyện', vậy còn đàn ông thì sao? Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng đàn ông ít nói hơn rất nhiều so với phụ nữ, nguyên nhân là gì vậy? Tại sao 'đàn bà lại nhiều chuyện'? 1. Do đặc điểm não bộ Một nghiên cứu mới đây đã kết luận về lý do sinh học để giải thích tại sao những người đàn ông ít nói hơn phụ nữ - trung bình một người đàn ôn...
Đàn ông và đàn bà, ai nói nhiều hơn?
Trước giờ, người ta chỉ nói 'đàn bà nhiều chuyện', vậy còn đàn ông thì sao? Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng đàn ông ít nói hơn rất nhiều so với phụ nữ, nguyên nhân là gì vậy?
1. Do đặc điểm não bộ
Một nghiên cứu mới đây đã kết luận về lý do sinh học để giải thích tại sao những người đàn ông ít nói hơn phụ nữ - trung bình một người đàn ông nói 7.000 từ trong khi một phụ nữ nói 20.000 từ mỗi ngày.
Họ nghiên cứu về các cậu bé và cô bé từ 4 đến 5 tuổi và nhận ra rằng não của một cậu bé có ít hơn 30% FOXP2 hơn cô bé cùng tuổi. FOXP2 là protein ngôn ngữ trong não bộ. Ít lượng protein ngôn ngữ trong não bộ dẫn tới các cậu bé có xu hướng nói ít hơn các cô bé cùng tuổi.
Họ tiếp tục nghiên cứu ở nam và nữ lứa tuổi đã trưởng thành và cho ra kết quả: trung bình một người đàn ông nói 7.000 từ mỗi ngày, trong khi phụ nữ nói 20.000 từ.
Nghiên cứu đưa ra với nam và nữ ở những ngành nghề giống nhau, môi trường sinh hoạt tương đối giống nhau như đã có gia đình hoặc chưa, thì kết quả thu được tương tự với mức chênh lệch như trên. Chứng tỏ phụ nữ nói nhiều gần gấp 3 so với đàn ông.
2. Do tâm lý
Đàn ông thường có đời sống nội tâm hơn con gái và thường có xu hướng ít khi tâm sự với người khác về chuyện của mình. Nếu gặp một vấn đề nào đó, họ thường tìm cách giải quyết chứ không than thở hoặc đi hỏi sự tư vấn của người khác. Một phần cũng là do tính hiếu thắng và sợ bị mọi người nói là yếu đuối.
3. Họ thích làm hơn thích nói
Nam giới thường thiên về hành động lý tính hơn so với phụ nữ. Những người đàn ông có xu hướng thể hiện bản thân bằng lời nói hơn phụ nữ. Họ cho rằng thể hiện một nụ cười, một động chạm nhẹ, hoặc có thể là một cú đấm dễ dàng hơn rất nhiều so với việc diễn tả cảm xúc thành lời.
4. Do giáo dục và xã hội
Ở bất cứ nền văn hóa hoặc quốc gia nào, có một hình mẫu chung cho trẻ em khi lớn lên. Các ông bố là những hình mẫu cho con trai, mẹ là hình mẫu cho con gái.
Mỗi cậu bé lớn lên đều bắt chước một cách có ý thức hoặc vô thức những đặc điểm của cha mình - một người đàn ông trưởng thành, người thường ít nói nhiều hơn so với mẹ của cậu bé. Kết quả là hầu hết trẻ em nam có xu hướng nói chuyện ít hơn so với trẻ em nữ.
Bên cạnh đó, đàn ông ngay từ nhỏ đã được dạy rằng không được khóc khi bị đau, và đàn ông là phải mạnh mẽ. Khóc không phải tiếng nói nhưng là cách mạnh mẽ để biểu cảm.
Người đàn ông đã được dạy cách kìm nén cảm xúc của mình từ khi rất nhỏ. Họ không được biểu lộ cảm xúc như các cô gái. Sự giáo dục xã hội này đã ăn sâu vào trong tính cách của người đàn ông khiến họ ít nói, ít biểu lộ cảm xúc hơn so với phái đẹp.
(Nguồn: songkhoe.vn)