Dài bao quy đầu ở trẻ nhỏ được điều trị như thế nào?
Dài bao quy đầu ở trẻ nhỏ là một hiện tượng rất phổ biến và đây cũng là vấn đề khiến nhiều bậc phụ huynh bận tâm và lo lắng. Vậy dấu hiệu của hiện tượng dài bao quy đầu như nào và cách điều trị ra sao, bài viết sau dây HoiBenh sẽ giải đáp cụ thể những thắc mắc đó và cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến hiện tượng này.
Dài bao quy đầu ở trẻ nhỏ được điều trị như thế nào?
Dài bao quy đầu ở trẻ nhỏ là một hiện tượng rất phổ biến và đây cũng là vấn đề khiến nhiều bậc phụ huynh bận tâm và lo lắng. Vậy dấu hiệu của hiện tượng dài bao quy đầu như nào và cách điều trị ra sao, bài viết dưới dây HoiBenh sẽ giải đáp cụ thể những thắc mắc đó và cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến hiện tượng này.
1. Dài bao quy đầu ở trẻ
Dài bao quy đầu ở trẻ nhỏ là tình trạng phần da ở bao quy đầu của trẻ không tuột ra được khi dương vật cương cứng, hoặc khi đi tiểu nếu có tuột ra được thì cũng chỉ để lộ được một phần của quy đầu. Khi trẻ gặp phải tình trạng này nếu như cha mẹ không nhận biết sớm và không đưa trẻ đi điều trị kịp thời thì các chất bài tiết phía bên trong da quy đầu sẽ không thoát được ra bên ngoài và sẽ dần dần hình thành cặn trong bao quy đầu khiến cho vi khuẩn dễ dàng phát triển, phát sinh và gây ra bệnh viêm bao quy đầu. Nếu bao quy đầu có dài và hẹp ít (hay thắt nghẹt bao quy đầu) thì có thể gây ra ứ dịch phù nề bao quy đầu của trẻ.
2. Dấu hiệu nhận biết dài bao quy đầu ở trẻ nhỏ
Khi cha mẹ quan sát thấy trẻ có những biểu hiện dưới đây thì cần phải chú ý theo dõi sát sao hơn và để có thể yên tâm hơn nữa thì các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám. Bởi đó chính là những dấu hiệu cho biết có thể trẻ bị dài bao quy đầu, những biểu hiện đó thường là:
- Phần da bao quy đầu của trẻ dài hơn so với những trẻ khác.
- Trẻ bị khó tuột được da bao quy đầu.
- Khó nhìn thấy lỗ tiểu của trẻ.
- Khi trẻ đi tiểu thường bị đọng lại nước tiểu ở phần bao quy đầu.
Tình trạng dài bao quy đầu ở trẻ nếu để lâu sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của dương vật và sẽ làm tăng nguy cơ trẻ bị mắc phải các loại bệnh viêm nhiễm. Do vậy, nếu trẻ bị dài bao quy đầu thì cha mẹ nên chú ý và đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt nhé.
3. Điều trị dài bao quy đầu ở trẻ nhỏ
Tình trạng dài bao quy đầu không phải là một bệnh lý bắt buộc phải can thiệp điều trị bằng thủ thuật, tuy nhiên trong trường hợp cha mẹ cảm thấy mỗi lần vệ sinh cho trẻ gặp khó khăn, hay trẻ thường hay quấy khóc, hoặc thấy sưng và tấy đỏ ở quy đầu, thì tốt nhất nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn hướng điều trị kịp thời cho trẻ.
Bình thường để điều trị hiệu quả và nhanh chóng tình trạng dài bao quy đầu ở trẻ các bác sĩ thường tiến hành cắt bao quy đầu. Thủ thuật cắt bao quy đầu sẽ thường diễn ra trong khoảng thời gian rất ngắn chỉ từ 15 đến 20 phút, không gây đau, không để lại sẹo xấu, lại còn nhanh chóng hồi phục và mang tính thẩm mỹ cao.
Để thực hiện thủ thuật cắt bao quy đầu, các bác sĩ sẽ phải sát trùng vết mổ, sau đó tiến hành tiêm thuốc tê tại chỗ để trẻ không có cảm giác bị đau khi bác sĩ làm thủ thuật. Tiếp đó, bác sĩ sẽ cắt bỏ đi lớp da ở dương vật rồi tiến hành khâu cầm máu. Sau thủ thuật này, trẻ sẽ được nghỉ ngơi tại chỗ trong một khoảng thời gian ngắn là có thể trở về nhà. Những ngày đầu sau khi làm thủ thuật, cha mẹ nên đưa trẻ đến khám lại theo lịch hẹn của bác sĩ để được kiểm tra, thay băng vết mổ và dùng thuốc theo đơn của bác sĩ để đảm bảo điều trị tốt nhất cho trẻ.
Việc cắt bao quy đầu ở trẻ sẽ giúp cho các mẹ dễ dàng hơn khi vệ sinh hàng ngày cho trẻ. Bên cạnh đó cũng giúp tránh việc nước tiểu và các chất cặn bã đọng lại ở quy đầu, gây nên viêm đường tiết niệu, viêm nhiễm mãn tính, viêm tinh hoàn, mào tinh hoàn cho trẻ. Không chỉ giải quyết được tình trạng dài bao quy đầu mà còn giúp cho dương vật của trẻ phát triển một cách thuận lợi và tránh được hiện tượng lún dương vật – đây là một tình trạng rất hay gặp ở nhiều trẻ nhỏ. Thời điểm thích hợp nhất để thực hiện thủ thuật cắt bao quy đầu nếu trẻ bị dài bao quy đầu là khi trẻ được 10 tuổi.