Cuộc chiến gian nan của bệnh nhân mắc ung thư tinh hoàn
Đối với nam giới, bệnh ung thư tinh hoàn là một căn bệnh khó chữa và khiến người bệnh cảm thấy thật khổ sở. Nhưng những ai thật sự kiên trì, chiến đấu với căn bệnh này thì bệnh sẽ có cơ hội được điều trị khỏi.
Cuộc chiến gian nan của bệnh nhân mắc ung thư tinh hoàn
Đó chính là trường hợp của anh Trần Thanh Khiết sinh năm 1965, hiện sinh sống tại 21/24 Trần Hưng Đạo, phường Mỹ Quý, thành phố Long Xuyên, An Giang. Anh từng bị mắc căn bệnh ung thư tinh hoàn, trải qua một quá trình dài đau yếu với căn bệnh, thậm chí là còn phải đối mặt với cái chết. Nhưng anh đã không có ý định bỏ cuộc mà kiên trì điều trị.
Lời chia sẻ của anh Khiết
Anh Khiết chia sẻ lại rằng anh bắt đầu bị ung thư vào năm 2002 và đột nhiên phát hiện ra tinh hoàn to và cứng hơn bình thường. Khi đi khám ở viện tỉnh, các bác sĩ cũng đã khám và cho biết có khối bướu nhưng chưa xác định được là u lành hay ác tính. Sau khi đã cắt bỏ đi khối bướu, các bác sĩ chuyển mẩu sinh thiết của anh đi xét nghiệm, và kết quả vài tuần sau được thông báo là bướu lành, nên anh và cả gia đình rất vui mừng.
Anh Khiết có chia sẻ thêm:
Đến năm 2004, tôi tình cờ ấn vào bụng, thấy cộm và bất thường nên đã đi siêu âm. Sau khi thực hiện các xét nghiệm, tôi thật sự sốc khi biết mình bị ung thư tinh hoàn, và bướu đã bị cắt bỏ là khối u ác tính nên dù đã cắt đi rồi nhưng vẫn lây lan và phát triển bệnh một cách âm thầm. Tình trạng bệnh lúc này đã trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều. Vợ tôi cũng khó có thể chấp nhận được tin này. Đang trong lúc suy sụp và không biết phải làm sao thì có một người bạn đã giới thiệu tôi đến Bệnh viên FV.
Bác sĩ Võ Kim Điền, sau khi xem bệnh án thì nói với tôi rằng bệnh đã di căn vào tận hạch bẹn, xuất hiện nhiều hạch ở trong ổ bụng, nếu điều trị sẽ mất rất nhiều thời gian và tốn kém tiền bạc. Nhưng để thoát khỏi căn bệnh này thì tôi sẵn sàng làm mọi thứ và đã tuân thủ theo đúng những quy trình mà bác sĩ đưa ra. Sau khi bác sĩ Nguyễn Ngọc Tiến, khoa Niệu của Bệnh viên FV phẫu thuật xong thì tôi trải qua 6 chu kỳ hóa trị, mỗi chu kì kéo dài trong 1 tuần, nghỉ ngơi 2 tuần rồi lại tiếp tục thực hiện kì hóa trị tiếp theo.
Trong khi hóa trị, tôi đột ngột bị nhồi máu cơ tim và ngưng thở, tình trạng xảy ra bất ngờ nhưng may mắn thay là tôi cũng đã qua khỏi, hồi phục tốt và lại tiếp tục điều trị đến hơn 10 tháng nữa. Sau đó, tôi trở về nhà, nghỉ dưỡng đến năm 2007 và bắt đầu đi làm trở lại. Tôi lúc này như được trở lại về mấy năm trước, khỏe mạnh, quan trọng là được ở bên vợ con.
Nhìn lại quá trình đã đi qua của mình, đã có lúc tôi cảm thấy đau đớn, tinh thần suy sụp, sức khỏe yếu ớt nhưng tôi đã không bi quan và luôn nuôi hi vọng được chữa khỏi bệnh. Nhưng quan trọng nhất vẫn là những lời động viên, chăm sóc của gia đình, họ đã luôn theo sát bên tôi trong quá trình điều trị và giúp tôi chiến thắng được căn bệnh ung thư tinh hoàn quái ác này.
Chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Ngọc Tiến, Trưởng khoa Niệu, Bệnh viện FV
Trường hợp của anh Trần Thanh Khiết thật sự là một trong những trường hợp rất phức tạp. Chúng tôi vẫn còn nhớ rất rõ sự căng thẳng khi hội chẩn về trường hợp của anh Khiết khi bệnh đã đến giai đoạn 3 và tình trạng rất nghiêm trọng.
Sau đó, chúng tôi đã đưa ra quyết định phẫu thuật trước rồi sau đó mới thực hiện hóa trị và xạ trị. Trường hợp này yêu cầu sự cẩn thận cao bởi hạch đã di căn ra nhiều, lan ra đến cả các mạch máu lớn như động mạch chủ, tĩnh mạch thận trái. Sau khoảng hơn 4 tiếng đồng hồ nỗ lực thực hiện, ca phẫu thuật mới thành công và nạo bỏ được hoàn toàn hạch cho bệnh nhân.
Chúng tôi cảm thấy rất hài lòng với kết quả điều trị trong trường hợp này, và yếu tố quan trọng để giúp cho trường hợp mổ thành công chính là nhờ sự kết hợp chặt chẽ giữa các bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ ung bướu Võ Kim Điền và ý chí của chính bệnh nhân.
Hi vọng trường hợp này của anh Trần Thanh Khiết sẽ trở thành nguồn động lực lớn cho những bệnh nhân bị ung thư tinh hoàn khác trong quá trình điều trị và điều trị bệnh.
Chú ý: Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, người đọc cần cân nhắc trước khi áp dụng.