Cùng tìm hiểu câu hỏi tiêu chảy ra máu là bệnh gì?
Tiêu chảy được đánh giá là một bệnh lý dễ mắc do nhiễm khuẩn đường tiêu hóa gây nên. Nhưng nếu bạn đang gặp phải tình trạng tiêu chảy ra máu thì đó lại là một dấu hiệu nghiêm trọng
Cùng tìm hiểu câu hỏi tiêu chảy ra máu là bệnh gì?
. Bài viết này xin cung cấp cho các bạn một số thông tin về bệnh lý tiêu chảy ra máu để bạn có thể hiểu được mức độ nghiêm trọng của tình trạng này.
Nguyên nhân gây nên tiêu chảy ra máu
Triệu chứng tiêu chảy ra máu có thể là trực tiếp ra máu tươi khi đại tiện hoặc máu lẫn trong phân thành phân đen. Với trường hợp ra máu tươi, nguyên nhân có thể do tổn thương ở trực tràng, đại tràng hay hậu môn gây nên. Còn với trường hợp ra phân đen có thể do chảy máu từ thực quản, dạ dày, viên nhiễm đường tiêu hóa tạo ra. Tiêu chảy ra máu còn do một số bệnh lý khác gây nên.
- Bệnh trĩ: máu tươi nhỏ giọt khi đi ngoài, khi đi đại tiện có cảm giác đau buốt
- Kiết lỵ: máu tươi lẫn cùng với phân kèm theo chất nhầy, đi ngoài nhiều lần trong ngày
- Ung thư, viêm đại tràng, ung thư trực tràng, poly trực tràng: tình trạng máu tươi ra kèm phân ra ngoài kéo dài
- Nhồi máu ruột non do tắc mạch mạc treo: đau bụng dữ dội kèm theo hiện tượng tiêu chảy ra máu
- Do lồng ruột: thường hay gặp ở trẻ em
- Tiêu chảy ra máu do thương hàn: đây là biến chứng do thương hàn gây nên làm loét hoặc thủng ruột
- Xuất huyết đường tiêu hóa: có thể do tổn thương chảy máu ở dạ dày, tá tràng, niêm mạc đường ruột hay nhiễm trùng đường tiêu hóa gây tiêu chảy ra phân đen.
Tiêu chảy ra máu có nguy hiểm không?
Với nhiều người cho rằng hiện tượng tiêu chảy ra máu không có gì đáng ngại và có thể thể tự khỏi. Nhưng trên thực tế tiêu chảy ra máu nếu kéo dài cũng gây nên những biến trứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp với sức khỏe của bản thân.
- Tiêu chảy ra máu kéo dài gây nên tình trạng thiếu máu dẫn đến tình những nguy hiểm khác: mệt mỏi, chóng mặt, tụt huyết, rối loạn ý thức.
Tiêu chảy ra máu gây viêm da hậu môn: các dịch nhầy hay máu tươi có thể gây kích thích vùng da ở hậu môn gây nên viêm da vùng này.
Hơn thể nữa tình trạng tiêu chảy ra máu cũng là một trong những triệu chứng của nhiều bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa khác. Vậy nên nếu thấy xuất hiện tình trạng này, bạn nên đến bác sĩ để khám và điều trị kịp thời.
Một số biện pháp phòng tránh tiêu chảy ra máu
- Chế độ ăn uống hợp lí với việc bổ sung thêm nhiều chất xơ bằng cách tăng thêm các loại rau xanh, hoa quả vào khẩu phần ăn. Hạn chế các loại đồ ăn cay nóng, rượi, bia.
- Tập thói quen đại tiện hàng ngày, giữ vệ sinh vùng hậu môn, không ngồi xổm khi đi đại tiện.
- Tập thể dục, thể thao thường xuyên để tăng cường vận động co thắt hậu môn và thúc đẩy hoạt động tiêu hóa cho đường ruột.
- Sinh hoạt một cách khoa học cũng giúp phòng tránh những bệnh về đường tiêu hóa. Ngủ đủ giấc, đúng giờ và không sử dụng các chất kích thích giúp cơ thể có một sức đề kháng tốt phòng chống các bệnh truyền nhiễm đường ruột.
Theo các nghiên cứu khoa học thì tình trạng tiêu chảy ra máu là một dấu hiệu khá nghiêm trọng. Chính vì vậy nếu bạn hay người thân đang gặp phải vấn đề này thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời. Hy vọng với những thông tin mà HoiBenh đã chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức để chăm sóc sức khỏe cho bạn và những người thân của bạn.