Cứng khớp ngón tay: Triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp điều trị

Cứng khớp ngón tay là một triệu chứng thường gặp ở người lớn tuổi. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên trong một thời gian dài mà không được điều trị thì có thể sẽ gây ra tình trạng thoái hóa khớp nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng hồi phục sau này.

Cứng khớp ngón tay: Triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp điều trị Cứng khớp ngón tay: Triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp điều trị

Triệu chứng của cứng khớp ngón tay

Thời gian đầu của bệnh, sau mỗi lần vận động người bệnh sẽ cảm thấy đau hoặc các khớp phát ra những tiếng “lục cục”, “lạo xạo” do khớp đang bị tổn thương, bào mòn. Lâu dần, tình trạng bệnh sẽ ngày càng nặng hơn và khiến người bệnh gặp phải những triệu chứng như sau:

  • Tê dại, cảm giác như kiến bò ở vị trí các khớp.
  • Cử động hay cầm nắm đồ vật cảm thấy khó khăn.
  • Đau nhức các khớp, nhất là khi ngâm tay trong nước nhiều hoặc trong thời tiết lạnh.
  • Khi bệnh đã chuyển biến đến giai đoạn nặng hơn, các khớp ngón tay sẽ bị sưng to lên, cấu trúc xương ngón tay và bàn tay bất thường.

Các biểu hiện cứng khớp ngón tay sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn theo thời gian, dẫn đến tình trạng phá rỉ khớp, sưng đau khớp thường xuyên, khiến cơ bàn tay teo dần lại, co quắp. Thậm chí có thể dẫn đến nguy cơ tàn phế, đặc biệt ở những người cao tuổi.

vicare.vn-cung-khop-ngon-tay-trieu-chung-nguyen-nhan-va-phuong-phap-dieu-tri-body-1

Nguyên nhân nào gây nên bệnh cứng khớp ngón tay?

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng cứng khớp ngón tay. Đầu tiên phải kể đến đó là do viêm khớp dạng thấp và viêm khớp dạng thấp do thoái hóa khớp gây ra. Viêm khớp dạng thấp là bệnh thường gặp do hệ thống miễn dịch gồm các tế bào khác nhau giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh như những vi khuẩn, virus, nấm,.... gây ra. Khi bị viêm khớp dạng thấp, hệ thống miễn dịch này lại hoạt động quá mức, tự tấn công và chống lại các tế bào và cơ quan của cơ thể. Từ đó, khiến cho các khớp của người bệnh bị thoái hóa, viêm, dẫn đến tình trạng khô khớp và cứng khớp.

Một nguyên nhân nữa cũng gây ra tình trạng cứng khớp ngón tay ở người bệnh đó chính là do các vấn đề về mô mềm. Mô mềm chính là các phần như da, gân, mô mỡ, dây thần kinh, động mạch, bao khớp,.... Khi người bệnh gặp phải các chấn thương như đứt, giãn dây chằng, gân hoặc những tổn thương sâu trong da như rách, bỏng, khiến da không thể phục hồi độ đàn hồi như cũ, sẽ khiến có các khớp cổ tay, khớp ngón tay bị co cứng lại, cử động khớp khó khăn hơn.

Điều trị cứng khớp ngón tay như thế nào?

Khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh, người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa cơ xương khớp để được xác định nguyên nhân gây bệnh. Dựa vào kết quả chẩn đoán, các bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp chữa trị phù hợp, giúp bệnh nhân có thể hồi phục trong một thời gian ngắn mà không để lại những biến chứng nghiêm trọng. Bạn không nên quá chủ quan hoặc tự mua thuốc về uống không theo chỉ dẫn của bác sĩ, đặc biệt là những loại thuốc không rõ nguồn gốc vì chúng có thể sẽ khiến cho tình trạng bệnh trở nên xấu đi.

Ngoài ra, để phòng tránh cứng khớp ngón tay, đặc biệt là ở người cao tuổi, chúng ta cũng nên thực hiện các điều sau:

  • Khi trời lạnh, mưa nhiều, bạn nên giữ cho cơ thể luôn ấm, đặc biệt chú ý giữ ấm các khớp như khớp cổ tay, khớp ngón tay, khớp gối, khớp chân.
  • Người cao tuổi bị mắc thoái hóa khớp nên có một chế độ sinh hoạt, vận động nhẹ nhàng, nhất là lúc sáng sớm. Có thể dùng các loại dầu nóng như dầu gió, dầu tràm, dầu khuynh diệp,... để xoa bóp nhẹ nhàng vào những vùng khớp bị đau.
vicare.vn-cung-khop-ngon-tay-trieu-chung-nguyen-nhan-va-phuong-phap-dieu-tri-body-2
  • Có thể bổ sung thêm các loại thức ăn chứa nhiều canxi, vitamin D giúp xương khớp chắc khỏe, dẻo dai hơn như thịt bò, tôm, cua, cá, sò,.... Ăn nhiều rau để bổ sung thêm vitamin và khoáng chất như vitamin B, D, K, calcium, acid folic, sắt và các loại dầu có chứa nhiều omega 3 như dầu oliu, dầu đậu nành, dầu hạnh nhân,.... Ở người cao tuổi có thể bổ sung 2 - 3 ly sữa mỗi ngày để bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Tăng cường tập thể dục thể thao mỗi ngày cho cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng.
  • Nên kiên trì chữa bệnh theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không nên gián đoạn việc điều trị hoặc tự ý bỏ dùng thuốc, có thể sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

Xem thêm:

  • Các bài tập ngón tay có ích cho sức khoẻ
  • "Nghiện" điện thoại có thể làm teo cơ ngón tay
  • Đứt gân ngón tay giữa phải chữa trị như thế nào?