Cúm mùa có ảnh hưởng đến thai nhi?

Cúm là một bệnh lý thường gặp khi giao mùa và có thể mắc ở nhiều lứa tuổi, phụ nữ mang thai khả năng miễn dịch giảm nên dễ mắc bệnh hơn. Vậy bị cúm mùa có ảnh hưởng đến thai nhi không? Để hiểu rõ vấn đề này, cùng HoiBenh theo dõi bài viết dưới đây.

Cúm mùa có ảnh hưởng đến thai nhi? Cúm mùa có ảnh hưởng đến thai nhi?

Cúm là một bệnh lý thường gặp khi giao mùa và có thể mắc ở nhiều lứa tuổi, phụ nữ mang thai khả năng miễn dịch giảm nên dễ mắc bệnh hơn. Vậy bị cúm mùa có ảnh hưởng đến thai nhi không? Để hiểu rõ vấn đề này, cùng HoiBenh theo dõi bài viết dưới đây.

1. Cúm mùa là gì?

Là một bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp, bệnh thường nở rộ vào các mùa đông xuân hàng năm. Ở nước ta các virus gây bệnh thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B, cúm mùa thường là bệnh lành tính nhưng cũng có thể gặp biến chứng nặng, nguy hiểm...

2. Triệu chứng của cúm mùa

Khi đã bị nhiễm virus cúm, người bệnh sẽ có các triệu chứng như sốt cao 39-40°C kèm theo nhức đầu, buồn nôn, mệt mỏi, đau nhức toàn thân. Hoặc cũng có các biểu hiện khác như sổ mũi, hắt hơi, nghẹt mũi, đau họng, ho... Bệnh cúm mùa sẽ nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người bị suy giảm miễn dịch, người già, trẻ em dưới 5 tuổi và phụ nữ có thai. Bệnh có thể gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong.

Theo thống kê của các Tổ chức y tế Thế giới , có khoảng 3–5 triệu ca nhiễm cúm nặng trong đó khoảng 650,000 người tử vong hàng năm do cúm gây nên, 90% trường hợp tử vong liên quan tới cúm xảy ra ở người cao tuổi (> 65 tuổi) người mắc bệnh mãn tính.

Trẻ nhỏ, người cao tuổi (> 65 tuổi), phụ nữ có thai và những bệnh nhân với các bệnh lý mạn tính đi kèm, là những đối tượng có nguy cơ cao dễ bị các biến chứng nghiêm trọng do bệnh cúm.

Ví dụ: nếu bạn bị bệnh phổi mạn tính, nguy cơ cao là bệnh của bạn có thể tiến triển đến viêm phổi nặng do cúm, bệnh nhân hen có thể bị những cơn hen kịch phát khi nhiễm cúm; tình trạng bệnh lý tim mạch có thể tồi tệ hơn ở bệnh nhân có bệnh tim mạch mạn tính khi bị nhiễm cúm. Những biến chứng nghiêm trọng khác có thể xảy ra do cúm như viêm cơ tim, viêm não, viêm cơ, viêm tai giữa...những bệnh nhân này cần phải nhập viện ngay vì nguy cơ có thể dẫn đến tử vong cao.

vicare.vn-cum-mua-co-anh-huong-den-thai-nhi-body-1

3. Cúm mùa có ảnh hưởng đến thai nhi

Bệnh cảm cúm đối với người bình thường không quá lo ngại, nhưng đối với các mẹ bầu lại là căn bệnh rất nguy hiểm mang đến nhiều nỗi lo sợ nhất. Bởi virus của dịch cúm không chỉ khiến thai nhi có nguy cơ bị dị tật, mà khi sốt cao cộng với độc tính của vi rút,kháng sinh cũng có thể kích thích co bóp tử cung, gây nên hiện tượng sảy thai hoặc sinh sớm.

4. Cúm mùa có lây không?

Nếu một người bị nhiễm virus cúm sẽ lây bệnh trực tiếp qua cho người khác khi tiếp xúc trong bán kính 2 mét. Virus cúm lây truyền chủ yếu bởi những vi hạt lơ lửng trong không khí tạo ra khi người bị cúm ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Những vi hạt này đi vào mũi hoặc miệng và sau đó đi vào phổi của những người tiếp xúc với vùng có dịch bệnh.

Người trưởng thành bị cúm có thể lây nhiễm vi-rút cho người khác chỉ sau 1 ngày có triệu chứng, và khả năng lây nhiễm kéo dài từ 5–7 ngày. Trẻ em có thể lây lan virus cúm kéo dài hơn cả người lớn, trên 7 ngày sau khi nhiễm cúm.

Điều đó có nghĩa là khi bạn bị nhiễm cúm, bạn có khả năng lây bệnh cho những người xung quanh, người thân trong gia đình như trẻ em, người cao tuổi, người có bệnh mạn tính, phụ nữ có thai...

5. Phòng ngừa cúm như thế nào?

vicare.vn-cum-mua-co-anh-huong-den-thai-nhi-body-2
Tiêm chủng là phương pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa dịch bệnh

Tiêm chủng là phương pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa dịch bệnh, và những biến chứng của cúm đặc biệt ở trẻ em:

  • Giảm 36% nguy cơ viêm tai giữa ở trẻ.
  • Giảm 33% nguy cơ viêm đường hô hấp trên và giảm 22% viêm đường hô hấp dưới ở trẻ 2–5 tuổi.
  • Giảm 41% nguy cơ xảy ra cơn hen kịch phát ở trẻ bị hen.
  • Vacxin cúm được chỉ định tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên đến người trưởng thành. Việc chủng ngừa rất cần thiết đặc biệt cho các đối tượng nguy cơ mắc cúm cao như trẻ em, phụ nữ mang thai, người lớn tuổi và người mắc bệnh mạn tính.

Trên đây là một số thông tin chia sẻ về bệnh Cúm mùa có ảnh hưởng đến thai nhi, thông qua bài viết này chúng tôi tin rằng qúy bạn đọc đã có câu trả lời, cũng như cách phòng ngừa dịch bệnh này cho chính mình và những người thân.

Xem thêm:

  • Phòng biến chứng bệnh cúm mùa
  • Cúm mùa "hoành hành", cẩn trọng khi dùng kháng sinh cho trẻ
  • Cúm mùa gia tăng, Bộ Y tế khuyến cáo 5 bước phòng bệnh