Cục máu đông và những biến chứng nguy hiểm với bất kì ai
Đông máu là một chức năng bình thường xảy ra khi cơ thể gặp phải những chấn thương. Thế nhưng, đôi khi đông máu lại có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm hay thậm chí đe dọa đến tính mạng, đặc biệt là sự xuất hiện của các cục máu đông trong mạch máu. Điều quan trọng là bạn cần phải hiểu các triệu chứng của cục máu đông để nhận biết và có biện pháp điều trị kịp thời trước k...
Cục máu đông và những biến chứng nguy hiểm với bất kì ai
Đông máu là một chức năng bình thường xảy ra khi cơ thể gặp phải những chấn thương. Thế nhưng, đôi khi đông máu lại có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm hay thậm chí đe dọa đến tính mạng, đặc biệt là sự xuất hiện của các cục máu đông trong mạch máu. Điều quan trọng là bạn cần phải hiểu các triệu chứng của cục máu đông để nhận biết và có biện pháp điều trị kịp thời trước khi biến chứng xảy ra.
Cục máu đông là gì?
Cục máu đông là phản ứng bình thường ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể khi gặp chấn thương nhằm ngăn chặn sự chảy máu. Trong đó, huyết thanh và tiểu cầu là hai thành phần chính đóng vai trò làm đông và hình thành cục máu. Đôi khi, một cục máu đông sẽ đọng lại trong mạch máu: Động mạch hoặc tĩnh mạch và xảy ra ngay cả khi không có tổn thương. Tình trạng này có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.
Ai có nguy cơ gặp phải tình trạng cục máu đông?
Nguy cơ gặp phải tình trạng cục máu đông gia tăng đối với những trường hợp sau:
- Người mắc bệnh béo phì
- Người hút thuốc thường xuyên
- Người ở độ tuổi trên 60
- Người sử dụng thuốc tránh thai
- Người đang mắc một bệnh viêm mãn tính nào đó
- Tiền sử gia đình có người mắc các bệnh lý về rối loạn đông máu
Ngoài ra, một nguyên nhân quan trọng khác chính là lười vận động. Bạn đang mang trong mình nguy cơ rất lớn cho sự hình thành cục máu đông nếu không luyện tập thể thao, lười đi bộ, ngồi trong một thời gian dài.
Các triệu chứng của cục máu đông
Tùy thuộc vào vị trí cục máu đông xuất hiện trong cơ thể, triệu chứng biểu hiện sẽ khác nhau, bao gồm:
- Vùng cánh tay hoặc chân: Sưng, đau nhức, đau bất thường và nóng tại một điểm
- Não: Xuất hiện những thay đổi trong tầm nhìn, động kinh, nói khó, yếu
- Tim: Khó thở, mồ hôi tiếu nhiều, đau ngực và có thể lan xuống cánh tay trái
- Bụng: Đau bụng nghiêm trọng, tiêu chảy, nôn mửa
- Phổi: Đau ngực dữ đội, ho ra máu, tiếu nhiều mồ hôi, khó thở, sốt, mạch đập nhanh
Những biến chứng thường gặp của cục máu đông
Cục máu đông có thể hình thành ở bất kỳ vị trí mạch máu nào trong cơ thể của bạn. Nó có thể kết thúc trong phổi, tim, não, và các khu vực khác nếu nó bị phá vỡ và di chuyển và dòng máu. Sự di chuyển này có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như:
- Cơn đau tim hoặc đột quỵ: Thiếu lưu lượng máu đến não hoặc tim có thể gây đột quỵ hoặc đau tim. Những tình trạng này có thể gây tử vong ngay lập tức nếu không được điều trị kịp thời.
- Nghẽn mạch phổi: Một cục máu đông xuất hiện có thể gây tắc nghẽn động mạch phổi. Điều này làm giảm nồng độ oxy trong máu, gây tổn thương tới phổi và các cơ quan khác.
- Suy thận: Cục máu đông trong thận có thể gây ra nhiều biến chứng mà nguy hiểm nhất là suy thận.
- Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT): DVT xảy ra khi một cục máu đông hình trong một tĩnh mạch sâu ở cánh tay hoặc chân. Điều này có thể gây ra các triệu chứng tại chỗ, song cũng có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng hơn nếu chúng bị phá vỡ và đi đến tim, não, phổi, hoặc các cơ quan khác.
- Biến chứng khi mang thai: Khi cục máu đông xuất hiện ở phụ nữ mang thai có thể gây sẩy thai, tiền sản giật, thai chết lưu, hoặc các biến chứng khác.
Ngăn chặn cục máu đông như thế nào?
Cục máu đông có thể được điều trị bằng thuốc làm loãng máu, nhưng tốt hơn hết là bạn nên tiến hành phòng chống trước khi chúng hình thành bắt đầu bằng những lời khuyên dưới đây:
- Giảm cân nếu bạn bị béo phì
- Bỏ thuốc lá
- Điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm nguy cơ đông máu
- Tăng cường các hoạt động thể chất bởi vì lười vận động là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hình thành các cục máu đông, đặc biệt là ở vùng chân
- Thường xuyên đi bộ nếu công việc của bạn thường xuyên phải ngồi nhiều
- Đi du lịch thường xuyên
Các biến chứng ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe và thậm chí gây tử vong nếu không được chẩn đoán sớm. Do đó, hãy thăm khám với bác sĩ chuyên khoa khi phát hiện bất kỳ triệu chứng bất thường hoặc tiền sử gia đình có người mắc bệnh cục máu đông.