Công dụng giảm cân, dưỡng da dưỡng tóc của cây sả nhiều người đang ăn mà không biết
Cây sả không chỉ là gia vị mà còn là loại thảo dược quý cho sức khỏe vừa là liệu pháp chăm sóc sắc đẹp cho người phụ nữ khiến nhiều người phải bất ngờ. Tinh dầu sả cải thiện chất lượng da như giảm mụn trứng cá, mụn nhọt và làm săn chắc các cơ và các mô trong cơ thể.
Công dụng giảm cân, dưỡng da dưỡng tóc của cây sả nhiều người đang ăn mà không biết
Cây sả không chỉ là gia vị mà còn là loại thảo dược quý cho sức khỏe vừa là liệu pháp chăm sóc sắc đẹp cho người phụ nữ khiến nhiều người phải bất ngờ.
Cây sả thường được dùng làm gia vị tăng thêm mùi thơm và giúp món ăn hấp dẫn hơn. Bên cạnh đó, sả còn có công dụng điều trị bệnh và làm đẹp vô cùng hữu hiệu mà không phải ai cũng biết.
Dưỡng da, dưỡng tóc
Chất sả là một nguyên liệu không thể thiếu trong ngành công nghiệp mỹ phẩm vì nó có rất nhiều lợi ích cho da. Tinh dầu sả cải thiện chất lượng da như giảm mụn trứng cá, mụn nhọt và làm săn chắc các cơ và các mô trong cơ thể. Hãy đập dập vài nhánh sả rồi đun với nước, sau đó dùng nước này xông hơi hoặc pha loãng để tắm từ 3 – 4 lần mỗi tuần.
Ngoài ra, dùng nước sả đun sôi gội đầu sẽ phục hồi lại mái tóc xơ rối, khô gãy, giúp tóc bạn bóng mượt hơn.
Tốt cho đường tiêu hóa
Sả có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa kém, ăn chậm tiêu, đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa, kích thích trung tiện, đau dạ dày, nóng trong, co thắt ruột, tiêu chảy. Sả cũng có tác dụng giải độc cơ thể bằng cách tăng cường số lượng và tần suất đi tiểu (thông tiểu tiện). Điều này giúp cho gan, đường tiêu hóa, tuyến tụy, thận, bàng quang được sạch sẽ và khỏe mạnh bằng cách hỗ trợ cơ thể để loại bỏ các chất độc hại không mong muốn và acid uric qua đường tiểu bài tiết ra ngoài.
Hỗ trợ hạ huyết áp
Với những người cao huyết áp, ăn nhiều sả có tác dụng tăng tuần hoàn máu, giúp giảm bớt tất cả các vấn đề của huyết áp. Uống một ly nước trái cây có sả có thể làm giảm huyết áp đáng kể. Nếu bạn bị đau nhức cơ thể, tinh chất trong sả có thể làm giảm đau tất cả các loại viêm, các cơn đau nhức. Vì vậy, nếu bị đau răng, đau cơ, đau khớp hay đau ở các bộ phận khác, hãy uống trà sả để giảm các cơn đau.
Trị ho, cảm
Trường hợp bị ho do cảm lạnh, cảm cúm, bạn có thể dùng sả điều trị, bằng cách: Củ sả 40g, gừng tươi 40g. Hai thứ rửa sạch, giã nát, nấu với 650ml nước, đun sôi khoảng 10 phút, bỏ bã, thêm đường vào nấu cô lại thành cao, ngậm nuốt dần trong ngày. Sả trị cảm sốt do phong hàn, nhức đầu, không ra mồ hôi bằng cách: Lá sả, lá chanh, lá bưởi, hương nhu, húng chanh, bạc hà, ngải cứu, kinh giới... một lần dùng 4 - 6g mỗi loại, nấu nước xông cho ra mồ hôi.
Giúp giảm cân
Sả có tính ấm, khi dùng sả giúp cơ thể gia tăng quá trình tiêu hao năng lượng, từ đó làm giảm dần lượng mỡ tích tụ trong cơ thể. Bên cạnh đó tác dụng làm ra mồ hôi, thông tiểu tiện, tiêu đờm của sả lại giúp cho cơ thể tăng cường bài tiết và đào thải từ đó giúp hạn chế sự hấp thu của các thành phần lipit có trong thức ăn vào đường ruột. Vì vậy, khi dùng sả thường xuyên cũng có tác dụng giảm cân đáng kể.
Xua đuổi côn trùng
Sả là một thuốc trừ sâu bọ có thể trồng để đuổi côn trùng bay đi. Mùi thơm dễ chịu không chỉ giúp ta khử mùi, tạo ra không thư giãn, thoải mái mà còn là giải pháp hữu hiệu để xua đuổi các loại côn trùng gây hại.
Lưu ý: Do sả có tính ấm có tác dụng làm ra mồ hôi nên chỉ thích hợp dùng để trị các chứng bệnh do hàn (lạnh) gây ra như: sợ lạnh, rét run, không ra mồ hôi, đau đầu, đau mỏi toàn thân, ho, nghẹt mũi... Khi có triệu chứng này, bạn thể dùng sả xông hoặc sắc uống giúp giải cảm hàn rất tốt.
Nhưng với chứng bệnh do nhiệt gây ra như: cảm nhiệt hay cảm nắng... thì tuyệt đối không nên dùng sả để uống hoặc xông.
Theo GĐ&XH