Cơ thể mẹ sau khi sinh cần chăm sóc và theo dõi những gì?
Cơ thể mẹ sau khi sinh các mẹ sẽ được theo dõi trong ít nhất 1 giờ hoặc có thể lâu hơn nếu như mẹ phải sử dụng một số biện pháp gây tê, gây mê. Việc này sẽ giúp mẹ giảm đau đớn hơn tránh nguy cơ nhiễm trùng và chảy máu.
Cơ thể mẹ sau khi sinh cần chăm sóc và theo dõi những gì?
Cơ thể mẹ sau khi sinh các mẹ sẽ được theo dõi trong ít nhất 1 giờ hoặc có thể lâu hơn nếu như mẹ phải sử dụng một số biện pháp gây tê, gây mê. Việc này sẽ giúp mẹ giảm đau đớn hơn tránh nguy cơ nhiễm trùng và chảy máu.
Bình thường, khoảng 24 giờ cơ thể mẹ sau khi sinh sẽ có những biểu hiện như nhịp tim của mẹ vốn đã tăng lên trong suốt thai kỳ sẽ giảm trở lại mặt khác thân nhiệt mẹ lại tăng lên một chút ít. Sản phụ sẽ hồi phục nhanh hơn sau 24 giờ đầu tiên này. Vài ngày sau mọi thứ sẽ trở lại như bình thường.
1. Tránh chảy máu
Thông thường, cơ thể mẹ sau khi sinh khoảng nửa giờ sẽ chảy máu đây là quá trình đào thải sản dịch ra ngoài. Lúc này mẹ có thể yêu cầu người thân massage hoặc tiêm oxytocin để cho tử cung co lại, điều này sẽ giúp giảm tình trạng chảy máu. Các mẹ cần phải biết rằng quá trình này sẽ diễn ra liên tục cho tới khi nào tử cung của mẹ trở lại kích thước bình thường như lúc chưa mang mang thai.2. Tiểu tiện và đại tiện
Đối với cơ thể mẹ sau khi sinh xong lượng nước tiểu sẽ tăng lên đáng kể tuy nhiên hiện tượng này chỉ là tạm thời mà thôi. Mẹ sau sinh có thể mất cảm giác ở bàng quang nên bạn sẽ được khuyến khích đi tiểu thường xuyên ít nhất 4 giờ 1 lần. Đây cũng là cách giúp tránh tình trạng căng tức bàng quang do quá đầy nước tiểu làm giảm nguy cơ nhiễm trùng bàng quang. Mẹ nào mà không thể tự đi tiểu, sẽ được thông tiểu bằng một ống nhỏ đưa vào bàng quang để dẫn nước tiểu ra.
Tương tự các mẹ cũng được khuyến khích đi đại tiện. Mẹ nào không thể đại tiện trong 3 ngày theo dõi tại bệnh viện sẽ được các bác sĩ kê thêm một vài liều thuốc nhuận tràng. Bên cạnh đó khi chuyển dạ có thể khiến hậu môn của mẹ bị tổn thương trong trường hợp này bác sĩ sẽ dặn bạn dùng thuốc làm mềm phân giúp tránh đau đớn.
3. Ăn uống và tập luyện
Sau khi sinh xong, mẹ có thể ăn ngay khi cảm thấy đói. Đồng thời mẹ nên vận động nhẹ nhàng càng sớm càng tốt. Sau 1 ngày, đối với mẹ sinh thường đã có thể tập các bài tập làm khỏe bụng và điều này sẽ trễ hơn nếu như mẹ sinh mổ. Tuy nhiên tất cả các mẹ đều sẽ cảm thấy mình không đủ sức để tiến hành việc tập luyện ngay sau khi sinh. Đặc biệt với những mẹ đẻ mổ thời gian phục hồi hoàn toàn có thể phải đợi đến 6 tuần. Nếu như muốn luyện tập ngay mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ.4. Tiêm phòng và tiêm globulin
Đối với cơ thể mẹ sau khi sinh, các bác sĩ có thể sẽ chỉ định 1 mũi tiêm đối với bạn trước khi bạn rời bệnh viện trong trường hợp nếu bạn chưa từng tiêm phòng rubella trước đây. Bên cạnh đó mẹ còn có thể được tiêm thêm vắc-xin chống uốn ván; ho gà; bạch hầu nếu như chưa được tiêm trước đó.
Bác sĩ sẽ tiêm globulin trong vòng 3 ngày sau khi sinh nếu như trong máu của mẹ có Rh- mà máu bé lại mang Rh+ , để giúp cơ thể mẹ ngăn ngừa việc sản xuất các kháng thể chống Rh+, điều này có thể gây nguy hiểm cho đứa con tiếp theo.
5. Chuẩn bị xuất viện
Mẹ sau khi sinh sẽ được kiểm tra 1 lần nữa trước khi ra viện. Thông thường các bà mẹ sinh thường không gây tê sẽ có thể rời bệnh viện trong vòng 24 đến 48 tiếng sau sinh, thời gian này tăng lên đến 96 giờ đối với các bà mẹ sinh mổ.
Các mẹ có thể nhờ bác sĩ tư vấn thêm về những thay đổi của cơ thể sau khi sinh và hẹn lịch tái khám. Và để đảm bảo an toàn trước những vấn đề sức khỏe có thể phát sinh, các mẹ nhớ theo sát lịch tái khám nhé!
Như vậy, bài viết đã cho biết cơ thể mẹ sau sinh cần chăm sóc và theo dõi những gì? Các mẹ hãy chú ý đến cơ thể mình để bản thân có một sức khỏe tốt nhất.