Có thể chữa dứt điểm trào ngược thực quản không?

Trào ngược thực quản là hiện tượng dịch dạ dày và thực ăn trào ngược lên thực quản gây ra cảm giác khó chịu và các triệu chứng điểm hình ở người bệnh. Để hạn chế trào ngược thực quản thì ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh cần hiểu rõ về tình trạng, chứng bệnh này.

Có thể chữa dứt điểm trào ngược thực quản không? Có thể chữa dứt điểm trào ngược thực quản không?

Trào ngược thực quản là gì?

Trào ngược thực quản còn gọi là trào ngược dạ dày, trào ngược dạ dày - thực quản, viêm dạ dày trào ngược. Đây là tình trạng dịch dạ dày gồm pepsin, acid HCL và thức ăn thường xuyên bị trào ngược lên vùng thực quản.

Nếu trào ngược thực quản xảy ra trong thời gian ngắn và không kèm theo các triệu chứng khác thì sẽ không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên (2 - 3 lần/ tuần), làm tổn thương thực quản thì sẽ là bệnh lý và cần được điều trị đúng cách. Bởi trào ngược thực quản kéo dài nếu không điều trị sẽ làm phần niêm mạc thực quản biến đổi, gây ra nhiều triệu chứng, biến chứng nguy hiểm.

vicare.vn-co-chua-dut-diem-trao-nguoc-thuc-quan-khong-body-1

Cơ chế, nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản

Về cơ chế gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản thì khi nuốt thức ăn, thực quản chúng ta sẽ mở ra đóng lại để thức ăn trôi xuống nhưng không thể trào lên. Tuy nhiên, nếu lượng thức ăn trong dạ dày quá nhiều hoặc phần "nắp đậy" giữa dạ dày và thực quản hoạt động kém hiệu quả thì thức ăn sẽ trào lên, lâu dần hình thành bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản.

Về nguyên nhân trào ngược dạ dày, các bác sĩ chuyên khoa đã tổng hợp được một số nguyên nhân chính gây bệnh gồm:

  • Mắc các bệnh lý dạ dày: Các bệnh lý như viêm dạ dày, phù nề niêm mạc dạ dày, viêm trợt hang vị dạ dày, ung thư, hẹp hang môn vị dạ dày đang là nguyên nhân chính gây bệnh trào ngược thực quản và tình trạng trào ngược dạ dày khi ngủ. Ngoài ra, tổn thương hệ thần kinh ở thực quản, nhiễm trùng hoặc yếu tố di truyền cũng có thể gây ra tình trạng trào ngược.
  • Thói quen xấu trong ăn uống: Thống kê cho thấy, nhiều trường hợp trào ngược thực quản đều có một đặc điểm chung là ăn uống không điều độ. Người bệnh thường ăn quá nhiều hoặc dùng các thực phẩm gây đầy hơi khó tiêu như nước có ga, đồ ăn nhanh, đồ ăn cay, chocolate, trứng...; dùng các chất kích thích như cafein, rượu, thuốc lá....
  • Tác dụng phụ của thuốc Tây: Người thường xuyên dùng các thuốc Tây y như holecystokinine, glucagon, aspirin, ibuprofen và nhóm thuốc huyết áp... có nguy cơ trào ngược thực quản cao hơn.
  • Các nguyên nhân khác: Ngoài các nguyên nhân trên thì còn có một số nguyên nhân có thể gây ra bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản như béo phì, mang thai, stress, thói quen nằm xuống ngay sau khi ăn....

Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược thực quản là một bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến với triệu chứng rất đa dạng. Người bệnh nên biết về một số triệu chứng điển hình nhất của bệnh như:

  • Ợ nóng, ợ chua: Khi bị trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh thường gặp các triệu chứng ợ chua, ợ nóng. Trong đó, ợ chua thường xảy ra lúc buổi sáng, khi bệnh nhân đánh răng. Còn ợ nóng khiến người bệnh cảm thấy nóng rát lan từ vùng thượng vị lên dọc đằng sau xương ức, đôi khi lan đến tận vùng hạ họng, qua mang tai kèm vị chua trong miệng. Đặc biệt, cả ợ nóng và ợ chua đều có thể tăng lên khi uống nước, ăn no, đầy bụng khó tiêu, lúc bạn đang cúi người về phía trước hoặc nằm nghỉ.
  • Buồn nôn, nôn: Với người trào ngược thực quản nặng thì hỗn hợp bị đẩy lên từ dạ dày sẽ bao gồm hơi, thức ăn tiêu hóa dở và dịch tiêu hóa. Các chất này cộng với mùi chua khiến người bệnh buồn nôn, nôn hoặc có cảm giác nghẹn tức khi ăn. Cũng vì trào ngược thực quản mà người bệnh dễ bị nôn hơn khi đi tàu xe, ốm nghén hoặc chịu tác dụng phụ của một số loại thuốc khác.
vicare.vn-co-chua-dut-diem-trao-nguoc-thuc-quan-khong-body-2
  • Đau, tức ngực: Triệu chứng này chính là nguyên nhân khiến bệnh trào ngược thực quản hay bị nhầm lẫn với nhóm bệnh tim mạch. Bởi khi bị trào ngược thực quản, người bệnh sẽ có cảm giác đè ép, thắt ở ngực, xuyên ra lưng, cánh tay. Tuy nhiên, thực chất cảm giác đau này nằm ở đoạn thực quản chạy qua ngực. Khi các chất trào ngược kéo lên thì sẽ mang theo acid trong dịch vị. Acid này kích thích vào đầu mút của các sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản, gây ra cảm giác đau đớn giống như đau tức ngực.
  • Chứng khó nuốt, miệng đắng: Do acid dạ dày trào ngược lên với mức độ nhiều, tần suất liên tục nên có thể gây phù nề, sưng tấy vùng niêm mạc thực quản. Khiến bệnh nhân trào ngược thực quản có cảm giác khó nuốt, vướng ở cổ. Ngoài ra, trào ngược thực quản thường kèm theo tình trạng dịch mật tiết nhiều nên sẽ làm bệnh nhân luôn cảm thấy đắng miệng.

Ngoài ra, người bệnh có thể để ý tới một số triệu chứng ít gặp khác như nấc cụt, khó thở, thở khò khè, hen suyễn, khàn tiếng, thay đổi giọng nói....

Cách trị trào ngược thực quản hiệu quả

Nguyên tắc chính trong điều trị trào ngược thực quản là giảm tiết acid dạ dày, làm lành các vết viêm loét, ngăn chặn stress và tăng tốc độ tiêu hóa để làm dạ dày nhanh trống rỗng. Tuy nhiên, trên thực tế việc điều trị trào ngược thực quản gặp rất nhiều khó khăn vì các nguyên nhân gây bệnh ít tồn tại riêng lẻ mà kết hợp trên cùng một bệnh nhân. Do đó, quá trình điều trị cũng cần kết hợp nhiều phương pháp. Dưới đây là các phương pháp điều trị trào ngược thực quản chính đang được sử dụng:

Chữa trào ngược thực quản bằng thuốc Tây y

Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng một trong những loại thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản như: thuốc điều hòa nhu động ruột Metoclopramid, Sulpirid, Metopimazin; thuốc tạo màng ngăn Alginat, Misoprostol, Rebamipide; thuốc ức chế bơm proton Omeprazole, Esomeprazole, Rabeprazole; thuốc tăng trợ lực cơ thắt dưới thực quản Metoclopramide (thuốc tiêm), Antacid, Cisapride....

Những loại thuốc này sẽ nhanh chóng chặn đứng triệu chứng trào ngược thực quản. Tuy nhiên, để bệnh khỏi nhanh, khỏi triệt để thì người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ ý kiến của bác sĩ.

Chữa trào ngược thực quản bằng thuốc nam

Ngoài thuốc Tây y, người bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể dùng các bài thuốc nam từ thảo dược tự nhiên như cam thảo, gừng, củ nghệ, hoa cúc, cây lô hội, thì là, đu đủ.... Tuy nhiên, khi dùng các bài thuốc nam này người bệnh cần lưu ý là thuốc lành tính nhưng hiệu quả chậm, người bệnh phải kiên trì áp dụng. Đặc biệt, thuốc không có nhiều tác dụng với trường hợp trào ngược thực quản nặng mà chủ yếu để phòng bệnh, hỗ trợ điều trị bệnh và ngăn bệnh tái phát.

Xây dựng lối sống tích cực

Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh trào ngược thực quản là thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh, làm việc căng thẳng, ăn uống không điều độ.... Do đó, để phòng ngừa, chữa trị và ngăn bệnh trào ngược dạ dày tái phát thì người bệnh nên chủ động xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh.

Nên loại bỏ hết các nguyên nhân gây bệnh bằng cách: cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi; tránh những món ăn có gia vị mạnh (đặc biệt là các món có ớt, tiêu, giấm), bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia, cà phê... Với người béo phì mắc trào ngược dạ dày thực quản thì giảm cân là cách hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

vicare.vn-co-chua-dut-diem-trao-nguoc-thuc-quan-khong-body-3

Thay đổi thói quen ăn uống

Về bản chất trào ngược thực quản cũng là một loại rối loạn tiêu hóa. Bệnh lại có mối liên hệ mật thiết giữa chế độ ăn uống và triệu chứng của bệnh nhân. Do đó, ngoài chế độ sinh hoạt thì người bệnh nên theo dõi, xác định những thói quen ăn uống tốt - xấu để thay đổi cho phù hợp.

Cụ thể, người bệnh nên tránh những thực phẩm có thể làm trầm trọng các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản như: thực phẩm giàu chất béo, giàu canxi như sữa, thịt; những loại thịt đỏ giàu cholesterol và acid béo; các sản phẩm từ sữa (phomat, bơ); thực phẩm giàu muối; thực phẩm có tính acid như sốt cà chua; đồ uống có ga, đồ uống có tính acid như nước chanh, nước cam, cà phê.

Đồng thời, hãy chủ động gia tăng những thực phẩm có thể cải thiện tình trạng trào ngược thực quản vào thực đơn hàng ngày. Nhóm thực phẩm này bao gồm thực phẩm cung cấp protein chứa ít cholesterol như hạt điều, hạt hạnh nhân, đậu; cá ngừ, cá hồi; ngũ cốc, dâu, táo, dưa hấu, đào, trứng.... Những thức ăn giàu chất xơ cũng rất tốt cho người bị trào ngược thực quản.

Trào ngược thực quản tạo cảm giác khó chịu và gây nhiều phiền toái cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ và áp dụng đúng các biện pháp trên đây thì người bệnh có thể nhanh chóng đẩy lùi trào ngược thực quản.

Xem thêm:

  • Tác hại của trào ngược dạ dày thực quản
  • Biến chứng nghiêm trọng của trào ngược dạ dày thực quản
  • Vì sao chứng trào ngược dạ dày thực quản lại gây ra bệnh ung thư dạ dày