Có thai tháng đầu nhưng vẫn ra kinh nguyệt

Theo sinh lý thông thường, chị em khi mang thai thì không có kinh nguyệt. Tuy nhiên, một số chị em có thai tháng đầu nhưng vẫn ra kinh nguyệt. Để giải thích hiện tượng này, cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Có thai tháng đầu nhưng vẫn ra kinh nguyệt Có thai tháng đầu nhưng vẫn ra kinh nguyệt

Vì sao mang thai lại không có kinh nguyệt?

Kinh nguyệt, thực chất là sự bong niêm mạc tử cung khi nồng độ hormon estrogen và progesteron giảm đột ngột.

Trong mỗi chu kì kinh nguyệt, cùng với việc kích thích nang noãn ở buồng trứng phát triển thành nang noãn trưởng thành rồi phóng noãn, các hormon sinh dục nữ, cụ thể là estrogen và progesteron tăng cao làm tăng sinh các ống tuyến tại nội mạc tử cung, khiến nội mạc tử cung trở nên dày và giàu mạch máu. Lớp nội mạc này được xem là sự “chuẩn bị” của tử cung cho việc hình thành bánh rau và dinh dưỡng cho thai nhi.

Nếu trứng không được thụ tinh, sẽ thoái hóa và theo kinh nguyệt ra ngoài. Đồng thời, nồng độ estrogen và progesteron giảm, lớp nội mạc tử cung không được nuôi dưỡng đầy đủ nên các ống tuyến teo lại, bong ra, mạch máu vỡ. Cùng với sự co bóp của tử cung, lớp nội mạc này được đẩy ra ngoài qua âm đạo. Đây chính là thời điểm hành kinh của chị em.

Nếu trứng được thụ tinh, nồng độ hormon sinh dục nữ không giảm, lớp nội mạc tiếp tục được nuôi dưỡng, tạo chỗ bám cho hợp tử. Tử cung cũng không hoặc giảm co bóp, giúp ổn định thai nhi. Vì vậy, thông thường chị em có thai thì tạm thời không có kinh nguyệt.

HoiBenh.vn-co-thai-thang-dau-nhung-van-ra-kinh-nguyet-body-2
Kinh nguyệt, thực chất là sự bong niêm mạc tử cung khi nồng độ hormon estrogen và progesteron giảm đột ngột

Có thai tháng đầu nhưng vẫn ra kinh nguyệt

Một số chị em lo lắng vì có thai tháng đầu nhưng vẫn ra kinh nguyệt. Thực chất đó không phải là máu kinh thông thường mà là máu thai. Máu thai ít gặp nhưng nếu gặp thì thông thường chỉ trong 1 - 3 tháng đầu thai kì. Máu thai có thể chỉ có 1 lần, có thể xuất hiện nhiều lần, có thể kéo dài chỉ trong 1 ngày hoặc 3 - 5 ngày, thay đổi khác nhau ở mỗi chị em. Sự khác biệt giữa máu thai và kinh nguyệt là:

  • Máu kinh: màu đỏ sẫm, ra nhiều, ồ ạt, thường ra kinh nguyệt trong 3 - 5 ngày rồi giảm và hết dần vào ngày thứ 7 của chu kì. Máu kinh có mùi hơi nồng, có thể lẫn dịch nhày, không tanh như máu chảy thông thường.
  • Máu thai: là máu tươi, không kèm theo tiết dịch nhày, ra ít, nhỏ giọt. Số lượng và thời gian ra máu thai có sự khác biệt giữa các chị em. Một số chị em có thai tháng đầu ra máu thai do sự ảnh hưởng của tư thế làm việc hay một vài trường hợp là biểu hiện của bệnh lý thai sản nên máu thai ra nhiều như kinh nguyệt hay có màu, mùi bất thường. Lúc này chị em nên đi khám ngay.

Các trường hợp có thai tháng đầu nhưng vẫn ra kinh nguyệt đã được ghi nhận là:

  • Phôi đã được thụ tinh đang di chuyển vào buồng tử cung và chưa ổn định trong khi đã sát hoặc đến ngày hành kinh. Lúc này, chị em có thai tháng đầu nhưng vẫn ra kinh nguyệt. Đây cũng là thời điểm chưa hình thành cuống rốn để “kết nối” giữa thai nhi và cơ thể mẹ, vì vậy hiện tượng có thai tháng đầu nhưng vẫn ra kinh nguyệt dễ xảy ra hơn. Sau 3 tháng đầu, khi cuống rốn đã hình thành và ổn định, hiện tượng này hiếm gặp hơn rất nhiều.
  • Do nồng độ hormon sinh dục nữ ở một số chị em thấp hơn bình thường khi mang thai. Như đã trình bày ở trên, lớp nội mạc tử cung bong ra dẫn đến hiện tượng hành kinh là do sự giảm nồng độ estrogen và progesteron. Khi trứng được thụ tinh, các hormon này tăng hoặc duy trì nồng độ, do đó lớp nội mạc tử cung tiếp tục được nuôi dưỡng. Những chị em, do một số rối loạn về nội tiết, nên mặc dù đã mang thai nhưng lượng hormon sinh dục và hormon thai nghén tiết ra vẫn thấp, làm bong một phần nội mạc tử cung, dẫn đến việc có thai tháng đầu nhưng vẫn ra kinh nguyệt. Tuy nhiên, lượng máu này ra ít hơn kinh nguyệt bình thường.
  • Một số rất ít chị em có kinh nguyệt trong suốt thai kì. Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa lý giải được hiện tượng này. Có một số ý kiến cho rằng nó liên quan đến sự thay đổi nồng độ hormon sinh dục nữ. Tuy nhiên chưa thể có lời giải thích đầy đủ. Chỉ thấy rằng, những trường hợp được ghi nhận có kinh nguyệt trong suốt thai kì nhưng thai nhi vẫn phát triển khỏe mạnh, bình thường thì không ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em.
HoiBenh.vn-co-thai-thang-dau-nhung-van-ra-kinh-nguyet-body-3
Có thai tháng đầu nhưng vẫn ra kinh nguyệt

Nên làm gì khi có thai tháng đầu nhưng vẫn ra kinh nguyệt?

Có thai tháng đầu nhưng vẫn ra kinh nguyệt, dù là sinh lý hay bệnh lý đều gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho chị em và gia đình. Nếu gặp phải tình trạng này, chị em nên:

  • Xác định lại chính xác xem có mang thai hay không. Đôi khi chị em chỉ dùng que thử thai để xác định bản thân có mang thai hay không mà không nghĩ tới việc que thử cũng có sai số. Lúc này, chị em nên thử lại hoặc đi khám sản khoa.
  • Đến khám với bác sĩ sản khoa để được chẩn đoán và tư vấn.

Nếu là hiện tượng sinh ký thông thường, chị em không cần quá lo lắng mà nên:

  • Tiếp tục theo dõi hiện tượng có thai tháng đầu nhưng vẫn ra kinh nguyệt. Nếu có bất thường như màu, mùi, lượng máu quá lớn hoặc kèm theo đau, rát, hay sau 3 tháng vẫn ra máu, cần đi khám lại ngay.
  • Phối hợp cùng bác sĩ sản khoa theo dõi sự phát triển của thai nhi.
  • Điều chỉnh, thay đổi những tư thế bất lợi, hoạt động nhẹ nhàng tránh chảy máu tăng.

Nếu nghi ngờ bệnh lý, chị em cần phối hợp sớm với bác sĩ để chẩn đoán và điều trị cho phù hợp, để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Như vậy, có thai tháng đầu nhưng vẫn ra kinh nguyệt là hiện tượng có thể gặp ở bất kì chị em nào. Hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu bình thường và bất thường giúp chị em biết bản thân nên làm gì khi gặp phải tình trạng này.

Xem thêm:

  • Phụ nữ mang thai có nên tiêm phòng vắc xin cúm?
  • Sinh non do song thai: Có cách gì phòng ngừa?
  • Có thai có đau bụng dưới không?