Có thai mấy tuần thì nghén?

Có thai mấy tuần thì nghén có lẽ là nỗi bận tâm của nhiều mẹ nhưng đừng quá bận tâm hay lo lắng mà hãy cùng HoiBenh tìm hiểu kỹ những thông tin dưới đây để có một sức khỏe thật tốt trong thai kỳ.

Có thai mấy tuần thì nghén? Có thai mấy tuần thì nghén?

Có thai mấy tuần thì nghén có lẽ là nỗi bận tâm của nhiều mẹ nhưng đừng quá bận tâm hay lo lắng mà hãy tìm hiểu kỹ những thông tin dưới đây để có một sức khỏe thật tốt trong thai kỳ.

1. Thế nào là ốm nghén?

Ốm nghén là một số các triệu chứng gặp phải trong thời kỳ mang thai. Có đến ba phần tư phụ nữ mang thai phải trải qua các triệu chứng này trong suốt tam cá nguyệt thứ nhất. Hiện tượng buồn nôn thường nặng hơn vào buổi sáng và dịu đi trong ngày. Nhưng tình trạng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào, thậm chí kéo dài cả ngày đối với nhiều người. Cường độ các triệu chứng cũng không giống nhau ở các mẹ bầu. Buồn nôn và nôn có thể đi kèm một số triệu chứng khác như thèm ăn và chán ăn, nhức đầu, cảm thấy lơ mơ, chóng mặt...

Những triệu chứng cơ bản nhất khi ốm nghén bao gồm:

Bị chuột rút và chảy máu nhẹ

Khi thụ thai, trứng đã được thụ tinh sẽ tự gắn vào thành tử cung quá trình này gây ra một trong những triệu chứng sớm nhất báo hiệu thai kỳ đó là chuột rút.

Các triệu chứng chuột rút thường nhẹ và giống như chuột rút kinh nguyệt, đôi khi có thể có một vài vết máu ở âm đạo.

Bên cạnh đó vùng âm đạo còn có những chất dịch màu trắng giống như sữa tươi chảy ra. Đó là do thành của âm đạo đang dày lên, tạo thuận lợi để phôi thai làm tổ.

Những triệu chứng này có thể biến mất sau vài ngày hoặc kéo dài trong suốt thai kỳ; tuy nhiên chúng không gây hại và không cần điều trị.

Nhưng nếu có mùi hôi thối, cảm giác ngứa ngáy thì đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng âm đạo. Bạn nên hỏi bác sĩ để nhận được sự tư vấn.

Vú có sự thay đổi rõ rệt

Sau khi thụ thai, nồng độ hormone của chị em sẽ dần thay đổi. Nó khiến cho vú của họ sưng lên và đau trong thời gian ngắn. Bạn sẽ cảm thấy vú của mình dường như to và nặng hơn. Đôi khi còn xuất hiện những vân sam màu tối.

Cảm giác mệt mỏi

Đây là một trong những biểu hiện ốm nghén phổ biến nhất của chị em. Ở một số người triệu chứng này còn xuất hiện từ rất sớm (khi mới mang thai được 1 tuần).

Đó là do một loại hormone được gọi là progesterone tăng cao, khiến cho mọi hoạt động của các bộ phận trong cơ thể có phần bị xáo trộn. Và không chỉ thể chất mà cả tâm trạng cũng thay đổi thất thường hơn.

Rồi lượng đường trong máu thấp, huyết áp thấp và lượng sắt thấp hơn so với nhu cầu hiện tại (cần nhiều để nuôi thai) cũng góp phần làm cơ thể dễ mệt mỏi hơn.

Buồn nôn

Đây là biểu hiện ốm nghén cực kỳ đặc trưng và nổi bật nhất bởi đa phần phụ nữ mang thai đều trải qua triệu chứng này (tuy không phải tất cả). Nguyên nhân chính xác thì chưa được xác định, nhưng sự thay đổi hormone khi bắt đầu có thai thì góp phần gây ra triệu chứng này.

Buồn nôn và nôn có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong ngày, nhưng thường là buổi sáng.

Ngoài ra, một số bà bầu có thể sẽ kèm triệu chứng thèm ăn hoặc chán ăn và sợ ăn một số loại thực phẩm nhất định.

Tuy nhiên bạn sẽ không phải chịu đựng các triệu chứng này quá lâu và chúng sẽ giảm xuống từ tuần 13-14 của thai kỳ.

Thời kì mất tích

Có một số bà bầu xuất hiện triệu chứng ốm nghén sớm nhưng cũng có người bị muộn. Còn có nhiều mẹ đang bị các triệu chứng như ốm nghén nhưng bỗng dưng các biểu hiện lại bị biến mất một cách đột ngột.

Có rất nhiều lý do gây ra hiện tượng trên, đó có thể do mẹ bầu tăng hoặc mất trọng lượng quá nhiều, vấn đề về thay đổi nội tiết hoặc căng thẳng...

vicare.vn-co-thai-may-tuan-thi-nghen-body-1

2. Có thai mấy tuần thì nghén?

Sau khi phôi thai được cấy vào thành tử cung để làm tổ, nó sẽ bắt đầu phân chia tế bào với tốc độ chóng mặt (tăng trưởng mạnh mẽ). Lúc này, phôi thai còn quá bé chỉ như một hạt đậu nên sự ảnh hưởng đến cơ thể người mẹ vẫn chưa lớn.

Chính vì thế trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, hầu hết phụ nữ sẽ chưa có triệu chứng, biểu hiện mang thai hoặc thay đổi gì đáng kể.

Kỳ kinh cuối cùng của chị em được tính là tuần đầu tiên của thai kỳ. Lúc này bạn có thể chưa thực sự mang thai vì tinh trùng mới gặp trứng và chưa phát triển thành phôi; trứng được thụ tinh cũng chưa di chuyển vào tử cung để làm tổ. Thường thì cơn ốm nghén bắt đầu khoảng tuần thứ 6 khi mang thai, xảy ra trong 3 tháng đầu ở 91% phụ nữ. Đa số các trường hợp thường nghén ở 6-8 tuần đầu tiên. Nhưng biểu hiện sớm nhất có thể xuất hiện ở tuần thứ 4 và có xu hướng nặng hơn trong tháng tiếp theo.

Khoảng một nửa số thai phụ bị ốm nghén trong thời kỳ mang thai sẽ cảm thấy thoải mái hơn sau tuần thứ 14. Nhưng ở một số chị em thì phải mất thêm một tháng nữa mới có thể trở lại bình thường vì có người ốm nghén sớm, có người ốm nghén muộn hơn. Các triệu chứng ốm nghén có thể trở lại sau đó hoặc diễn ra suốt thời kỳ mang thai.

Ngoài ra, các triệu chứng ốm nghén của mỗi người cũng khác nhau: có người ốm nghén nặng, kéo dài nhưng cũng có người chỉ nghén nhẹ và nhanh hết.

Dưới đây là các mốc thời gian trung bình khi các dấu hiệu ốm nghén bắt đầu xuất hiện, bạn có thể tham khảo :

  • Bị chuột rút và chảy máu nhẹ: Từ tuần thứ 1 đến tuần 4.
  • Cảm thấy mệt mỏi: Thường ở tuần 4.
  • Buồn nôn và nôn: Tuần 4 - Tuần 6.
  • Ngứa hoặc tức ở ngực: tuần 4 - tuần 6.
  • Đi tiểu thường xuyên: tuần 4 - tuần 6.
  • Đầy hơi: tuần 4 - tuần 6.
  • Cảm giác như người say xe: tuần 5 - tuần 6.
  • Tâm trạng lâng lâng: tuần 6.
  • Nhiệt độ cơ thể tăng cao: tuần 6.
  • Huyết áp cao: tuần 8.
  • Ợ nóng, đầy bụng: tuần 9.
  • Tim đập nhanh: tuần 8 - tuần 10.
  • Thay đổi ở vú và núm vú: tuần 11.
  • Tình trạng mụn trứng cá: tuần 11.
  • Cơ thể tăng cân: tuần 11.

Lưu ý: Một số triệu chứng ốm nghén sẽ hết trong 3 tháng đầu và cũng có một số sẽ kéo dài trong suốt thai kỳ. Điều này là tùy vào mỗi người.

3. Làm thế nào để hạn chế bị ốm nghén?

vicare.vn-co-thai-may-tuan-thi-nghen-body-2
Hãy đến gặp bác sĩ nếu mẹ có cảm giác quá sức chịu đựng nhé

Nếu tình trạng ốm nghén trầm trọng mà bạn đã thử nhiều biện pháp vẫn không cải thiện được tình hình, thì cũng không nên kéo dài vì có thể làm cho tình trạng của mẹ xấu hơn. Hãy đến gặp bác sĩ nếu mẹ có cảm giác quá sức chịu đựng nhé.

Trước tiên bác sĩ sẽ thăm khám, làm xét nghiệm máu xem mẹ có bị rối loạn nước và điện giải, có bị thiếu máu... hay không? Nếu có, mẹ sẽ được truyền dịch để bù lượng dịch và các chất điện giải bị thiếu hụt cho cơ thể. Bên cạnh đó bác sĩ sẽ cân nhắc việc dùng một số thuốc chống ói, có thể kèm vitamin B6 để giảm chứng nôn ói, xem xét liệu có thể do nguyên nhân nào khác hay không để giải quyết.

Xem thêm:

  • Ăn không tiêu buồn nôn khi mang thai phải làm sao?
  • Ốm nghén không ăn được gì phải làm sao?
  • Thông thường có thai bao lâu thì bị ốm nghén?