Có rủi ro gì trong phương pháp chụp CT hay không?

Chụp CT là một thủ thuật có rủi ro rất thấp. Các vấn đề thường gặp nhất là phản ứng bất lợi với chất cản quang. Đây là một chất lỏng i-ốt được đưa vào trong tĩnh mạch, làm cho nhiều cơ quan và cấu trúc, như thận và mạch máu, có thể nhìn thấy được trên kết quả chụp CT.

Có rủi ro gì trong phương pháp chụp CT hay không? Có rủi ro gì trong phương pháp chụp CT hay không?

Các phản ứng có thể có bao gồm: ngứa, phát ban, nổi mề đay, hoặc sốt nhẹ. Với những phản ứng này, cơ thể có thể tự điều chỉnh và nhanh khỏi. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể cho thuốc antihistamines giúp làm giảm các triệu chứng. Một loại dị ứng nghiêm trọng hơn được gọi là sốc phản vệ. Trong trường hợp này, bệnh nhân có thể bị phát ban nặng và / hoặc khó thở. Phản ứng này khá hiếm, nhưng có khả năng đe dọa tính mạng nếu không được điều trị. Thuốc điều trị bao gồm corticosteroid, thuốc kháng histamin, và epinephrine giúp đảo ngược phản ứng có hại này.

vicare.vn-co-rui-ro-gi-trong-phuong-phap-chup-ct-hay-khong-body-1

Độc tính với thận có thể dẫn đến suy thận là một biến chứng rất hiếm của chất chất cản quang được sử dụng trong chụp CT. Những người bị bệnh tiểu đường, những người bị mất nước, hay những bệnh nhân đã suy giảm chức năng thận là những đối tượng dễ có phản ứng này nhất. Các chất cản quang mới hơn đã được phát triển, chẳng hạn như Isovue, đã gần như loại bỏ được biến chứng này.

Lượng bức xạ một người nhận vào trong một lần chụp CT ở mức rất thấp. Ở nam giới và phụ nữ không mang thai, việc này không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào. Đối với phụ nữ đang mang thai, đây có thể là một nguy cơ tiềm ẩn cho thai nhi, đặc biệt là trong kỳ 3 tháng thứ nhất của thai kỳ. Trong trường hợp bạn đang mang thai, hãy thông báo cho bác sĩ về tình trạng của mình và thảo luận về các phương pháp tiếp cận khác, chẳng hạn như siêu âm, để không gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên, việc tiếp xúc với bức xạ trong chụp CT có thể gây ra sự gia tăng rất nhỏ đối với nguy cơ mắc ung thư. Mối quan tâm này thường được xem là quan trọng hơn cả đối với trẻ em, vì nguy cơ ung thư do mỗi liều phóng xạ ở bệnh nhân là trẻ em cao hơn so với người lớn.

vicare.vn-co-rui-ro-gi-trong-phuong-phap-chup-ct-hay-khong-body-2

Tuy nhiên, những rủi ro của việc tiếp xúc với bức xạ phải được cân nhắc với những lợi ích của việc sử dụng thủ thuật chụp CT để chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Máy chụp CT có thể được thay đổi để có độ phơi sáng thích hợp hơn cho bệnh nhi. Hầu hết các bác sĩ cho rằng các tiếp xúc với bức xạ của bệnh nhân nên được giữ ở mức tối thiểu; những bệnh nhân liên tục đi đến phòng cấp cứu để chụp CT có thể đặt mình vào nguy cơ hơn với các vấn đề do phóng xạ gây ra.

Theo Medicine Net