Có phải ai cũng có hiện tượng buồn nôn vào buổi sáng khi ngủ dậy trong thời kì ốm nghén?
Trong thời kì mang thai, đặc biệt 3 tháng đầu, các bà bầu đều có cảm giác buồn nôn, đó là một trong những biểu hiện rõ rệt nhất của ốm nghén. Tuy nhiên, không phải ai cũng có hiện tượng buồn nôn khi mang thai vào buổi sáng lúc ngủ dậy. Thời điểm ốm nghén là 1 trong những dấu hiệu giúp mẹ đoán được giới tính của thai nhi.
Có phải ai cũng có hiện tượng buồn nôn vào buổi sáng khi ngủ dậy trong thời kì ốm nghén?
Trong thời kì mang thai, đặc biệt 3 tháng đầu, các bà bầu đều có cảm giác buồn nôn, đó là một trong những biểu hiện rõ rệt nhất của ốm nghén. Tuy nhiên, không phải ai cũng có hiện tượng buồn nôn khi mang thai vào buổi sáng lúc ngủ dậy. Thời điểm ốm nghén là 1 trong những dấu hiệu giúp mẹ đoán được giới tính của thai nhi.
Ốm nghén là gì?
Ốm nghén là hiện tượng mà hơn 80% phụ nữ sẽ gặp phải trong thời kì mang thai. Đến thời điểm hiện tại, các chuyên gia vẫn chưa xác định được nguyên nhân thật sự dẫn đến tình trạng này. Tuy nhiên, có lẽ là sự gia tăng hàm lượng hormone estrogen, dẫn đến sự nhạy cảm quá mức của mẹ bầu với mùi vị là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên.
Có một điều các mẹ cũng nên biết thêm về chuyện buồn nôn khi mang thai đó chính là cảm giác thèm vị. Thông thường, khi bắt đầu biết cảm giác chán ăn, khó chịu vào khoảng tuần thứ 6 thai kỳ thì các mẹ sẽ bắt đầu thèm những món có vị chua chua như xoài chua, cóc chua, khế chua, mơ chua, mận, dâu rừng... Nhiều mẹ thấy dấu hiệu này lại bắt đầu đoán chuyện sinh con trai, con gái vì nhiều người xưa tin rằng nếu mang thai em bé gái trong bụng mẹ sẽ rất thèm những món ăn chua. Tuy nhiên, mẹ bầu thích chua lại là phản ứng sinh lý rất bình thường, cũng giống như khi người ta tiết ra nhiều mồ hôi thì cần phải uống nhiều nước để bù lại vậy đó.
Khi ăn đồ chua, mẹ bầu sẽ có cảm giác ngon miệng hơn, không nhợn ói và nhờ đó có được bữa ăn ngon hơn. Ngoài ra, vị chua trong đồ ăn còn giúp dạ dày tăng cường khả năng hấp thu và tiêu hóa thức ăn. Trong khi đó, ốm nghén là do hoocmon thai kỳ tăng cao, khống chế axít dạ dày bài tiết, giảm bớt lượng bài tiết acid dạ dày và giảm thấp khả năng tiêu hóa của bà bầu. Chính vì vậy có thể nói thèm chua chỉ một phản ứng sinh lý rất bình thường để mẹ bầu có thể chống lại những cơn nghén khiến mẹ ăn vào nôn ra mà thôi.
Phụ nữ có thai ốm nghén từ tuần thứ mấy?
Theo thống kê có đến 70% chị em buồn nôn trong giai đoạn đầu mang thai và phải hết 3 tháng đầu, mẹ bầu ốm nghén mới bắt đầu cảm thấy khỏe dần, không còn tình trạng mệt mỏi. Một số người có cơ địa “nhạy cảm” sẽ có biểu hiện ốm nghén sớm vào khoảng tuần 4 – 6 khi phôi thai đã ổn định trong buồng tử cung. Một số sẽ bắt đầu ốm nghén muộn hơn từ tuần thứ 8 – 12.
Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp bà bầu tiếp tục chiến đấu với tình trạng ốm nghén đến tháng thứ 5, thứ 6, thậm chí là đến khi sinh nở.
Triệu chứng và biểu hiện ốm nghén của mẹ bầu
- Nôn mửa
- Mất nước, tiểu ít, buồn ngủ, thiếu năng lượng, mệt mỏi
- Nhức đầu, cảm thấy lơ mơ, chóng mặt
- Cảm thấy sợ và không thích các loại thịt sống, các loại trái cây chưa chín, rau củ chưa nấu, hoặc các loại thực phẩm nặng mùi.
Theo nghiên cứu gần đây cho thấy các mẹ nghén nhiều trong thai kỳ sẽ sinh con thông minh hơn và nguy cơ sảy thai ít hơn. Ngoài ra, nghén cũng có thể tiết lộ cho các mẹ biết bí mật chuyện sinh con trai, con gái.
Một nghiên cứu của các nhà khoa học Thụy Sĩ đã chỉ cho thấy 55% các mẹ mang thai nôn nghén nhiều vào buổi sáng sẽ sinh ra các bé gái. Nguyên nhân chính được lý giải là do sự thay đổi các hormone trong thai kỳ. Theo đó, khi mang thai con gái, các hormone trong cơ thể mẹ sẽ sản sinh ra nhiều hơn và làm cho các mẹ nghén buổi sáng nhiều hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ cục bộ và được thực hiện trên các mẹ siêu nghén, nghĩa là có những cơn nghén nặng trong thai kỳ và có thể kéo dài hơn 3 tháng.
Sự khác biệt giữa ốm nghén bình thường và ốm nghén nặng?
Mẹ bị ốm nghén bình thường thi thoảng mới có cảm giác buồn nôn, đôi khi buồn nôn có kèm theo nôn mửa, nhưng không phải lúc nào cũng vậy.
Cảm giác buồn nôn không liên tục nên còn có thời gian để nghỉ ngơi, không bị mệt mỏi kéo dài. Với thức ăn, không phải mọi thứ ăn hay uống vào đều bị nôn ra hết mà vẫn có thể giữ lại được một ít, không ảnh hưởng quá nhiều đến lượng nước trong cơ thể.
Trong khi mẹ bị ốm nghén nặng thì cảm giác buồn nôn khi mang thai chiếm phần lớn thời gian. Buồn nôn kèm theo nôn mửa nghiêm trọng, cả ngày lẫn đêm, rất ít khi thấy thoải mái. Đồ ăn sau khi ăn vào nôn ra hết, lượng nước trong cơ thể thiếu trầm trọng.
Có nhiều cách để giảm tình trạng ốm nghén khi mang thai như: uống trà gừng, ngậm kẹo gừng hay kẹo bạc hà, bổ sung vitamin B6 giúp giảm buồn nôn và tăng hiệu quả việc hấp thụ chất sắt, cũng như các vitamin trong giai đoạn đầu thai kỳ.
Mẹ cũng nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn để vừa đảm bảo cung cấp năng lượng đầy đủ cũng như ngăn chặn tình trạng buồn nôn khi mang thai, chóng mặt, các triệu chứng của nghén.
Mẹ bầu cũng không nên vì mệt mà nằm một chỗ. Tích cực vận động, làm một số việc nhẹ nhàng, vừa sức bạn sẽ thấy thoải mái hơn. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào bất thường như: nôn ra máu, hay cảm thấy mệt mỏi, giảm cân theo thời gian, ói quá nhiều... mẹ nên tìm đến bác sĩ để được thăm khám và có những phương án xử lý kịp thời.
Lo sợ có thể làm tăng nặng hơn các triệu chứng nghén. Do đó mẹ bầu cần lạc quan để giữ sức khoẻ tinh thần tốt.
Trong giai đoạn mang thai, nôn nghén có thể làm cho các mẹ cảm thấy mệt. Vì vậy, bên cạnh chế độ ăn uống hợp lí, dinh dưỡng, các mẹ cần có chế độ luyện tập vận động phù hợp để quá trình ốm nghén không còn là nỗi ám ảnh của bà bầu.
Xem thêm:
- Tìm hiểu về tình trạng ốm nghén của bà bầu
- Tại sao lại có triệu chứng nôn nghén vào buổi tối?
- Bà bầu bị nghén con có thông minh không?